Du khách với cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng. (Trang 50 - 54)

5. Kết cấu khoá luận

2.4.2.Du khách với cộng đồng địa phương

Khách du lịch tham gia vào tuyến du lịch sông Hồng khá đa dạng và phong phú, từ người giá đến thanh niên thuộc mọi tầng lớp xã hội như bác sĩ, kỹ sư, sinh viên, nông dân… Đặc biệt vào mùa lễ hội lượng khách là rất đông đảo

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này tác giả đã tham gia trực tiếp vào các tuyến du lịch. Trong các tour du lịch tác giả tham gia với 75 khách có thể thấy sự đa dạng của nguồn khách tuyến du lịch sông Hồng. Trong tổng số 75 khách tham gia có tới 70 khách nội địa và chỉ có 5 khách quốc tế đều đến từ Pháp. Cả 5 khách quốc tế này đều chỉ nói được tiếng Pháp mà không nói được tiếng Anh nên hướng dẫn viên của tuyến không cung cấp được thông tin cho khách. Rất may mắn trong chương trình tour có một thành viên trong đoàn là bác sĩ của khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai có khả năng trao đổi bằng tiếng Pháp đã giúp những vị khách du lịch này hiểu về các địa điểm trong tuyến du lịch. Qua tìm hiểu được biết hầu hết số lượng khách nội địa đến với tuyến du lịch sông Hồng qua chương trình giới thiệu tờ rơi của xí nghiệp, một số là do bạn bè giới thiệu nhưng đặc biệt đối với 5 khách quốc tế thì họ nói rằng họ chỉ đọc trong một cuốn sách rằng ở Việt Nam có một con sông Hồng và vì tò mò họ tìm đến chương trình tour này bởi họ không hề biết tiếng VIệt hoặc tiếng Anh trong khi tờ quảng cáo của xí nghiệp lại chỉ được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Để hiểu rõ hơn về cảm nhận của khách quốc tế đối với chương trình tour này tác giả đã cố gắng tiếp cận với khách nước ngoài đang làm việc, sinh sống hoặc thăm quan Việt Nam. Trong quá trình tiếp xúc tác giả đã gặp được 25 người khác nói rằng họ đã từng tham gia vào tuyến du lịch sông Hồng. Đa số các vị khách nước ngoài này đều lần đầu tiên tham gia vào tuyến du lịch sông Hồng và chưa có cơ hội tham gia lần thứ hai. Nhìn chung khách du lịch quốc tế khá hài lòng với chương trình của tour. Nhưng câu hỏi đặt ra là khi tham gia vào các chương trình tour này họ có điều kiện tiếp xúc với người dân địa phương không?

Trong 70 khách du lịch nội địa tham gia vào chương trình tour thì 100% đều có cơ hội gặp gỡ với người dân địa phương. Tuy nhiên mức độ tiếp xúc lại khác nhau rất khác nhau. Có 20 khách du lịch nội địa rất quan tâm tìm hiểu về lối sống, phong tục tập quán, lịch sử làng của địa danh mà cuộc hành trình ghé chân. Số ượng du khách này lại chủ yếu là người già, người miền Bắc di cư vào Nam nay có điều kiện trở ra Bắc. Có 20 khách du lịch khác có mức độ tiếp xúc với khách du lịch thấp hơn, chỉ dừng ở mức độ xã giao thăm hỏi. Còn 30 khách du lịch thì hoàn toàn chỉ tiếp xúc với người dân địa phương ở quan hệ mua- bán trao đổi hàng hoá.

Còn trong tổng số tất cả 30 khách du lịch quốc tế mà tác giả có cơ hội tiếp xúc thì chỉ có 3 khách du lịch quốc tế người Pháp có khả năng nói tiếng Việt để tìm hiểu rất cặn kẽ về điểm đến qua việc trao đổi với người dân địa phương. Đặc biệt 3 vị khách này đã tự tìm đến nhà nghệ nhân Lê Văn Cam ở làng gốm Bát Tràng để hiểu thên về quy trình làm gốm cũng như đời sống sinh hoạt của làng cổ Việt Nam. Có 12 vị khách khác cũng có quan hệ xã giao với người dân địa phương. Họ cũng hiểu được chút ít về điểm du lịch qua vệc trao đổi với người dân địa phương dưới sự giúp đỡ của hướng dẫn viên. Còn lại 15 vị khách quốc tế khách chỉ là quan hệ mua- bán trao đổi. Có một điệu đáng quan tâm là tất cả

cho biết rằng họ cảm thẩy rất thú vị với lối sống vùng ven sông của các cư dân, của cách bố trí xây dựng làng xã Việt Cổ (hình xương cá- tiêu biểu làng gốm Bát Tràng) và hoạt động lao động bình thường của người dân địa phương. Tất cả họ đều mong muốn có một hoạt động gần gũi hơn nữa giữa du khách và người dân địa phương

BẢNG SO SÁNH VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA VÀ KHÁCH QUỐC TẾ VỚI CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Mức độ giao tiếp Loại khách Giao tiếp thân mật Giao tiếp xã giao Trao đổi mua- bán Khách nội địa 20/70 20/70 30/70 Khách quốc tế 3/30 12/30 15/30 Tổng số 23/100 32/100 45/100

[Kết quả khảo sát thực tế của tác giả]

Như vậy có thể thấy rằng mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương với khách du lịch hầu như là rất ít. Thêm vào đó hoạt động giao tiếp lại chủ yếu diễn ra ở làng gốm Bát Tràng. Mặc dù mối quan hệ giao tiếp này có thân mật hay xã giao thì khách du lịch vẫn thực sự chưa có điều kiện hoà nhập với đời sống hằng ngày của cộng đồng dân cư địa phương mà đây lại là hoạt động rất có hiệu quả cho du lịch

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả đã trình bày được khá chi tiết về giá trị tiềm năng của tuyến du lịch sông Hồng và thực trạng hoạt động của tuyến với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng nhưng thực trạng hoạt động của tuyến lại chưa tương

xứng với tiềm năng ấy. Đặc biệt tuyến du lịch sông Hồng chưa khai thác được hết sự tham gia của cộng đồng địa phương trong sự phát triển du lịch, một yếu tố rất cần thiết trong việc phát triển du lịch bền vững. Đứng trước thực trạng này tác giả khoá luận xin phép được đưa ra một số định hướng giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa nhằm làm tương xứng giữa tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của tuyến”

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG

CHƯƠNG TRÌNH TOUR MỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.1. KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TOUR MỚI:

Qua việc khảo sát thực tế chương trình 1 của tuyến du lịch sông Hồng cùng với việc ghi nhận ý kiến đóng góp của người dân địa phương, tác giả nhận thấy rằng chương trình du lịch 1 này còn khá nhiều bất cập, mới chỉ là một chương trình du lịch mang tính chất thăm quan đơn thuần chứ chưa thực sự khai thác hết được những hoạt động khác trong lịch trình tour.

Ch

ương trình 1 : Hà Nội - Đền Dầm- Đền Đại Lộ- Đền Chử Đồng Tử-

Bát

Tràng- Hà Nội.

07h30: Tàu đón tại 121 Chương Dương Độ đưa quý khách đến cầu phao Khuyến Lương.

10h00: Quý khách lên bờ thăm quan đền Dầm- đền Đại Lộ 11h00: Quý khách trở lại tàu tiếp tục xuôi theo dòng sông Hồng.

11h30; Quý khách lên bờ thăm quan đền Chử Đồng Tử (đền thờ Tình yêu) 12h15: Quý khách trở lại tàu, ngược đòng sông Hồng và ăn trưa trên tàu. 14h45: Thăm quan làng gốm Bát Tràng, mua sắm đồ lưu niệm.

15h45: Quý khách lên tàu trở về Hà Nội.

17h30: Kết thúc chương trình tại 121 Chương Dương Độ Giá vé: 120.000đ/người.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng. (Trang 50 - 54)