0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Khái quát về tuyến du lịch sông Hồng

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG. (Trang 30 -30 )

5. Kết cấu khoá luận

2.2. Khái quát về tuyến du lịch sông Hồng

Cái tên “du lịch sông Hồng” là khá mới trong các loại hình du lịch Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Đây là tuyến du lịch mới được khai thác năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động năm 1996. Chương trình” du lịch sông Hồng” hiện nay được coi là” sản phẩm độc quyền” của Xí nghiệp đầu tư và phát

triển sông Hồng thuộc Công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long có trụ sở tại 42 Chương Dương- Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Tuyến du lịch sông Hồng mới được đưa vào khai thác nhưng đã đạt được một số hiệu quả nhất định tuy nhiên tiềm năng khai thác cuả tuyến vẫn còn rất đa dạng, phong phú. Cùng với sông Hương (Huế), vịnh Hạ Long, đồng bằng sông Cửu Long... Tuyến du lịch sông Hồng chắc chắn còn tạo ra nhiều hiệu quả hơn cho hoạt động du lịch.

2.2.1. Một số chuyến du lịch cụ thể của tuyến du lịch sông Hồng

Với hơn 8 năm hoạt động, chương trình du lịch hiện nay giới thiệu ra thị trường 8 tour du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu của khách (nguồn: xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng)

Chương trình 1: Hà Nội- đền Dầm - Đền Đại Lộ (Hà Tây)- Đền Chử Đồng Tử

(Hưng Yên) – Bát Tràng-Hà Nội

Chương trình 2: Hà Nội- Đền Mẫu- Đình Chèm- Chùa Bồ Đề- Bát Tràng- Hà

Nội

Chương trình 3: Hà Nội-Đền Mẫu- Đền Gióng- Chùa Kiến Sơ- Chùa Bồ Đề-

Hà Nội

Chương trình 4: Hà Nội – Chùa Bút Tháp- Chùa Keo- Chùa Dâu- Hà Nội Chương trình 5: Hà Nội- Chùa Chuông- Đền Thiên Hậu (Phố Hiến)- Hà Nội Chương trình 6: Hà Nội- Đền Chử Đồng Tử- Đền Lảnh Giang – Hà Nội

Chương trình 7: Hà Nội- Chùa Chuông- Đền Mẫu- Đền Thiên Hậu- Đền Lảnh

Giang- Hà Nội

Chương trình 8: chương trình đặc biệt “ Đêm Sông Hồng”

Tuy nhiên trong 8 chương trình du lịch kể trên thì chỉ có chương trình 1 là hoạt động có hiệu quả.

Như đã nói ở phần giới hạn đề tài chương trình 1 được chọn nghiên cứu chi tiết và những điểm du lịch đưa ra là những điểm du lịch của chương trình 1

Đền Dầm

Đền Dầm (Rằm) còn có các tên gọi khác nhau do sự thay đổi tên xã (làng,thôn) qua các thời kỳ lịch sử như: Mộc Hoàng, Xâm Miện và cuối cùng là Xâm Dương thuộc xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Đền Dầm là ngôi đền được xây dựng cách đây ngót ngàn năm. Đền nằm ở ven sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội 20km về phía đông nam. Hàng năm nhân dân mở hội từ mùng 1 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch, nhưng chỉ có các ngày mùng 4, 5, 6, 7 tháng 2 là đông vui vì có rước kiệu Mẫu. Đặc biệt là ngày mùng 5 tháng 2, ngày rước Nước (lễ Cấp Thuỷ) là đông vui nhất. Khách thập phương nô nức về dự lễ hội Mẫu ngắm cảnh tàu thuyền nhộn nhịp trên sông Hồng với đủ màu cờ, sắc áo rợp trời hoà lẫn cảnh múa rồng trên mặt sông trong tiếng trống cái, trống bản, tiếng tù và, tiếng đàn sáo bát âm náo nhiệt trong buổi làm lễ Cấp Thuỷ.

Còn trên bờ thì kiệu Bát Cống, kiệu Võng, cờ, lọng, tán, bát tiên, bát bửu, gươm hầu... cũng được rước xuống tận cuối làng ra bờ sông đón đoàn rước Nước về đền Lễ Mẫu.

Đền Dầm thờ Thuỷ Cung Thánh Mẫu hay còn gọi là Mẫu Thoải, Mẫu Đệ Tam. Đền có từ lâu hiện còn có các sắc phong của các triều đại từ: Đức Long Ngũ Niên (1633) đến Khải Định Cửu Niên (1924).

Theo thần phả trong đền: Mẫu Thoải thờ trong đền là Hoàng Long công chúa ở trên Thiên Đình vì đánh vỡ chén ngọc bị đày xuống Thuỷ cung, vua Thuỷ gả cho Kinh Xuyên có 2 vợ, vợ bé là Thảo Mai. Vì Kinh Xuyên yêu Ngài nên Thảo Mai lập mưu vu cho Ngài phải lòng trai. Nghe lời Thảo Mai, Kinh Xuyên đày Ngài lê núi Kim Quy Ngọc Hồ thuộc Long Viên Trì Quan (tức Bích Câu Hà Khẩu Phường).

Năm 1225, đời Trần Thái Tông có một người tên là Liễu Nghị quê ở Ngọc Tháp, huyện Thanh Miên, tỉnh Hải Dương, là một danh sĩ thi không đỗ, trong một lần đi thuyền chơi mát ở hồ, cạnh núi Kim Quy, thấy có một người đàn bà, Liễu Nghị bèn lên núi, nàng nói là con gái Thuỷ Vương bị Kinh Xuyên đày. Nàng đưa cho Liễu Nghị cây kim thoa và dặn đi về phía Hà Khẩu thấy có cây ngô đồng to thì lấy kim thoa gõ vào đấy. Liễu Nghị làm theo chợt thấy hai con mãng xà hiện ra đưa Liễu Nghị về Thuỷ Cung. Sau khi Liễu Nghị tâu bày, vua Thuỷ sai con trai là Xích Lâm lên đón công chúa Hoàng Long về( đó là ngày 2 tháng 1 âm lịch) rồi phong Liễu Nghị làm Quốc Tế ở Thuỷ Cung, bắt Kinh Xuyên và Thảo Mai đày về Bắc Hải.

Năm đó ở vùng sông Hồng bị bệnh dịch tả chết rất nhiều người trong đó có cả làng Xâm Miện. Đêm các cụ già mơ thấy có một người đàn bà mặc toàn đồ trắng nói rằng: “ Ta là Hoàng Long công chúa, con gái của vua Thuỷ, Ngọc Hoàng sai ta xuống hộ quốc cứu dân, chữa bệnh yên ổn, khi qua khỏi phải lập đền thờ. Quả nhiên dân khỏi bệnh, bèn lập đền thờ gọi là Thuỷ Cung Thánh Mẫu. Bên phải đền là Phủ Trần Triều. Đây là sắc phong của vua Trần khi nghe tin Trần Hưng Đạo đem quân đánh thắng giặc do báo mộng của công chúa Hoàng Long. Bên trái đền là đền thờ thánh Mẫu Thượng Ngàn. Bên cạnh là lầu Cô, kiến trúc kiểu :”Cửu phẩm liên hoa” (8 mái cong, đỉmh có nụ sen) khánh thành năm ất Hợi 1995. Trước cửa đền cạnh phủ Trần Triều có cây đa cổ thụ, tuổi đời 3,4 trăm năm nay, các rễ cây to như cột nhà buông từ cành xuống bám vào đất tạo thế vững trãi cho cây. Trong khuôn viên đền còn có cây thị ngót 200 tuổi năm tuổi, che bóng mát cho hậu cung đền Mẫu, nơi Mẫu ngự. Mùa thị chín hái không xuể.

* Đền Đại Lộ

Đền nằm ở xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Tây. Nó được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 cách trung tâm Hà Nội chừng 13 km đi theo đê sông Hồng xuôi hết địa

rẽ ra 5 km nữa. Đến Đại Lộ gắn với một Truyền Thuyết. Vào thời nhà Lê, vỡ đê ở cạnh đền, các quan về lo hàn khẩu không được, sau khi vào đền Cầu Đảo bỗng nhiên hiện lên đôi lốt chắn ngang, chặn dòng nước chảy xiết, lúc đó mới hàn khẩu được. Nhà vua mừng rỡ đã ban nhiều báu vật và đặc biệt hàng năm đều có cử các quan về tế lễ mở hội cùng dân làng.

Lễ hội hàng năm mở tù mùng 1 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch, ngày chính vào mùng 4, 5 ,6 tháng 2. Trong 3 ngày đó có tổ chức rước lễ theo tục cổ truyền, đặc biệt là ngày mùng 5 có rước cấp thuỷ thu hút một lượng lớn khách du lịch. Ngày thần hoá 12/6 là ngày đại lễ của Đền.

Đền thờ “Tứ vị Thánh Nương” (Hoàng Hậu- vợ vua Tống Đọ Tông, 2 công chúa và một bà vú nuôi) và tướng Trần Hưng Đạo. Kiến trúc của đền đồ sộ nguy nga, được lập từ triều nhà Trần qua các triều Lê, Nguyễn đều được tôn tạo, trùng tu lại. Đền xây theo kiểu chữ đinh, rộng chừng 800m2 bao gồm hàng hiên, Đại Bái, Phương Đền, Giải Võ và 3 lớp hậu cung. Phía ngoài đồ sộ rạng rỡ chói loà. Phía sau trang nghiêm, trầm mặc. Đặc biệt là toà Phương Đền là một khối chồng diêm 8 mái, khắc chạm tinh xảo, chỗ cao nhất chừng 9 m, 4 cột gỗ đường kính khoảng 0,50 m cao chừng 8m, đứng trên trụ xi măng 1m liên kết với nhau, trên Thượng Lương của đền ghi rõ năm trùng tu (Khải Định 1924). Toà Phương Đền cấu trúc theo lối lầu son gác tía, cung đình giống như kinh thành Huế.

Mặt đền quay về phía Đông Nam để đón gió Sông Hồng. Từ sông Hồng vào 200m là miếu Câu Quân. Đền và Miếu Cậu Quận luôn đi cùng nhau. Tương truyền Cậu được Thượng Đế giao cho cai quản cửa sông, cửa đền Mẫu. Từ cổng lớn gọi là “ Mã Môn” rộng cách nhau khoảng 10m, hai cột Hoa Biểu cao chừng 9m, ngang 1m, đỉnh là 1 khối hoa dành dành cách điệu, cụm hoa khéo ghép 4 đuôi chim phượng nhưng lại lộ rõ hình long phượng ngoảnh mặt về 4 bên, đón gió 4 phương. Bên hữu đắp 4 mảnh phù điêu theo tích “Tam tạng lấy kinh”. Bên tả theo tích “Nhị sư lão đệ, tướng quân chuột” . Giữa 2 cột lớn nhỏ là 2 cổng ra

vào, làm thành 2 tam quan cân đối. Trên đỉnh cột là đôi kỳ lân cách điệu. Qua cửa mã bên phải có 1 quả chuông lớn do thập phương gần xa công đức cùng với nhân dân địa phương tôn tạo 1995 với trọng lượng là 1,410 kg. Tháp chuông xây theo kiểu chồng diêm 8 mái hài hoà trang nhã.

* Đền Đồng Tử [14,11-12]

Đền nằm ở làng Đa Hoà, xưa thuộc xã Tổng Mễ Sở , huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên nay thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng yên. Đền Chử Đồng Tử được Nhà nước xếp hạng vào năm 1962, là một trong những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của Việt Nam. Đền được xây dựng do sự đóng góp của nhân dân vơi sự giúp đỡ của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh. Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân của ngài được thờ ở ngôi đền này. Tới đây du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng “bồng lai tiên cảnh” và dâng hương bái vọng đức thánh thần. Đây chính là di tích lưu trữ một thiên tình sử mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp giữa Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung in đậm trong tâm trí của hầu hết nhân dân Việt Nam.

Đền được xây dựng dựa trên lối kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn Tống thế kiến trúc của đền nằm trên

Một khu đất cao, rộng bằng phẳng hình chữ nhật có tổng diện tích là 18.720m2, bao gồm 18 nóc nhà. Con số này ám chỉ tới Hùng Vương thứ 18 và nàng Tiên Dung lúc đó mới 18 tuổi. Đền Chử Đồng Tử được chia làm 2 khu: khu ngoài rồng 7.200m2, không có tường bao quanh, nổi bật là nhà bia cửa trổ

Khu ngoài rộng 7.200m2 , không có tường bao quanh, nổi bật là nhà bia cửa trổ ra bốn hướng, 2 tầng, 8 mái cong, chịu ảnh hưởng của triết lý dịch học dưới bóng đa cổ thụ. Đây là kiến trúc mới được xây dựng sát cạnh nền cũ của ngôi nhà bia đá thực dân phá dỡ. Từ nhà bia đá giữa hai hàng cây gạo- một loại cây bất tử sánh ngang với tuổi đời của đền. Cổng chính có 2 cột vút cao, ngự trên

Con đường lát gạch rộng 8 m, hai bên là nhà chuông và nhà khánh đá. Cả 2 nhà đều có kiến trúc giống nhà bia. Trong đó chuông cao cao 1,5m, đường kính 0,8 m, khánh dài 1,2m, cao 0,8. Chuông và khánh đều được làm vào thời Nguyễn.

Tiếp đến là Ngọ mông gồm có 3 cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đứp lưỡng long chầu Nguyệt, trước cửa có 4 chữ nho “Bồng lai cung quyết”, cánh cửa được làm bằng gỗ lim

Qua sân lớn lát gạch là các nhà Đại Tế, Toà Thiên Hương, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam và cuối cùng là Hậu Cung. Nối liền các cung đối diện nhau qua sân Đậu và sân Chầu. Kiến trúc độc đáo của Đền là ở kiểu dáng nóc của 18 ngôi nhà lớn, nhỏ. Đỉnh của tất cả các nóc đều có hình con thuyền, dược đỡ bởi 2 con vật mặt rồng và mặt sư tử. Nếu đứng từ trên cao xuống sẽ thấy 18 nóc nhà, cái ngang cái dọc, cái cao, cái thấp như 18 con thuyền đang quần tụ. Nét đặc sắc của kiến trúc khu Đền được dồn cho Toà Thiên Hương. Toà có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Toàn bộ phần mái 2 tầng, 8 mái cong gửi gắm triết lý dịch học, ngói vẩy cá, dầu có hình con lân, con rồng, con sư tử. Các bụng xà ngang có hình búp sen bằng gỗ chúc xuống như thể trời ban phước xuống cho chúng sinh. ở trong toà này còn có 2 câu đối viết về Chử Đồng Tử và Tiên Dung “kỳ duyên khoáng thiên cổ, nhân gian phu phụ, thiên thương thần tiên”

Nghệ thuật điêu khắc ở đây nổi bật là cửa võng ở cung Đệ Nhị và các bức Nghi Môn viền xung quanh cửa vào Ngọ môn, toà Thiên Hương và các cung. Các điêu khắc gỗ này đều được chạm lộng hình chim phượng, hoa cúc và hoa quả để biểu thị ước vọng cầu phúc 12 cánh cửa, từ toà Thiên Hương vào cung Đệ Nhị trên chạm lộng hoa lá như Mai, Cúc, Trúc, Thông và Tứ linh, những cỗ ngai vàng, bài vị và những cỗ kiệu được chạm khắc tỉa tót tinh vi.

Lễ hội của Đền diễn ra vào 9- 13/2 âm lịch. Trong những ngày này có cả lễ và hội. Phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như thả đèn, chọi gà, kéo co, rước nước…

Phần hội là phần thu hút rất nhiều người tham gia cũng như sự chú ý của du khách. Trong đó có rất nhiều trò chơi dân gian nhưng đáng chú ý hơn cả là lễ rước nước, nó được làm sau phần khai mạc lễ rước nước tức là lấy và mang nước về từ Sông Hồng vào Đền. Theo tục lệ thì nước được dùng trong vệ Thánh ở Đền trong cả năm để lau tượng, nước cũng được lấy giữa dòng sông Hồng. Lễ rước nước hàng năm thu hút hàng trăm người tham gia và được chia thành các Đội như Đội tế năm, đội tế nữ, đội múa sênh, ban nhạc lễ, đội múa rồng. Tất cả các đội này đều mặc trang phục của ngày hội. Đi đầu đám rước là 2 cong rồng lộng lẫy uy nghi được rước đến hơn 10 người múa uốn lượn theo nhịp trống. Múa rồng là nghệ thuật làm sao cho “Rồng bay”. Dẫn đoàn rước kiệu là hai hàng các bà, các cô trong đội tế nữ quan trong những bộ xiêm áo dài đủ màu xanh, đỏ, vàng, trắng. Sau đám rước rồng là ban nhạc lễ, tiếp đến là kiệu thánh có lọng cho 2 bên cùng bát cửu, chấp kích do trai thanh gái lịch trong làng rước. Kiệu choé đựng nước do 8 trinh nữ khiêng. Hàng đoàn người trong trang phục ngày hội nối tiếp nhau theo đám rước tới bờ sông. Bên kia sông trên bãi Tự nhiên, nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau buôi đầu là đám hội của làng Ngư Dội chờ tham gia vào đoàn rước về trình thánh. Đoàn rước đến Bến Tuần thì dừng lại. Tại đây, hai con rồng được đưa xuống hai chiếc thuyền khác để bơi sang bãi Tự nhiên trong tiếng đàn, tiếng trống… Cuộc múc nước được tiến hành, người được giao nhiệm vụ múc nước là người già đức độ, khoẻ mạnh, mặc lễ phục, tay cầm giáo dừa sơn đỏ cúi xuống múc từng gáo đổ vào choé cho đầy. Xong việc thì đoàn rước quay trở về.

* Làng nghề Bát Tràng [5,8- 9]

Làng gốm Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, cách Hà Nội 7 km đường thủy, hoặc 12km đường bộ. Đây là một địa danh nổi tiếng về làm gốm. Dân gian ta có câu “Thợ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”. Hàng năm, có khoảng hơn 10.000 khách quốc tế đến với Bát Tràng tham quan, mua đồ gốm lưu niệm.

Gốm sứ Bát Tràng nhiều mặt hàng đa dạng và độc đáo: những bộ ấm chén, bát , đĩa… hình chiếc lá, hình tròn, hình bầu dục làm bằng men ngọc rạn, men thuỷ tinh rạn với 3 màu chủ đạo: màu xanh, màu nâu hồng và màu vàng.

Hiện nay cả làng Bát Tràng hầu hết các hộ dân đều sản xuất gốm sứ. Có 2 loại gốm sứ được sản xuất tại Bát Tràng: gốm bình dân cung cấp cho thị trường tiêu dùng và gốm sứ trang trí cung cấp cho xuất khẩu và thị trường cao cấp trong

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG. (Trang 30 -30 )

×