5. Kết cấu khoá luận
2.4. Thực trạng về mối quan hệ giữa du lịch vàcộng đồng địa phương của
ĐỊA PHƯƠNG CỦA TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG.
2.4.1.Cộng đồng địa phương đối với du lịch
Trong chương trình 1 của tuyến du lịch sông Hồng du khách sẽ có cơ hội đến thăm làng nghề gốm ở Bát Tràng, làng nghề Mây tre đan ở Ninh Sở- Hà Tây
(Đền Dầm- Đền Đại Lộ) và nghề trồng thuốc nam ở Đa Hoà- Khoái Châu- Hưng Yên (Đền Chử Đồng Tử)
Đây hầu hết là những ngôi làng cổ, vẫn mang dáng dấp những ngôi làng Việt cổ xưa. Yếu tố làng cổ cộng với nghề thủ công truyền thống chắc chắn là yếu tố hấp dẫn để phát triển du lịch ở đây.
Tuy nhiên, có một điều thật dáng tiếc là tour du lịch sông Hồng chưa khai thác hết được tiềm năng du lịch này. Với chương trình tour này du khách chỉ có cơ hội 1 giờ đồng hồ để thăm Đền Dầm- Đền Đại Lộ, 40 phút thêm Đền Chử Đồng Tử và khoảng gần 1 giờ đồng hồ nữa để thăm khu Hội chợ của làng gốm Bát Tràng. Chính vì thế có một điều đáng tiếc rằng yếu tố cộng đồng địa phương gần như không được quan tâm hay nói cho chính xác hơn mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du lịch của tuyến du l ịch sông Hồng là chưa được quan tâm đúng mức.
Trong những chuyến đi thực tế của tuyến, sự giao tiếp của khách du lịch với người dân địa phương chỉ dừng ở mức độ trao đổi mua bán hàng hoá.
Trong quá trình thâm nhập tìm hiểu thực tế được biết cộng đồng dân cư ở đây rất ít khái niệm về việc phát triển du lịch. Qua việc phỏng vấn 120 người dân địa phương tại các điểm du lịch mà chuyến tour đi qua, thì có 40 người dân địa phương nói rằng họ đã trao đổi trò chuyện trực tiếp với khách du lịch (chiếm 33,3%), 60 người khác nói rằng họ có quan hệ trao đổi hàng hoá với khách du lịch (chiếm 50%), còn 20 người khác nói rằng họ chưa bao giờ tiếp xúc với khách du lịch (chiếm 16,7%). Tuy nhiên trong số 40 người dân đã từng tiếp đón, gặp gỡ, chuyện trò với khách du lịch thì có đến 35 người dân là ở làng nghề Bát Tràng- địa điểm phát triển du lịch nhất trong hành trình
33,3% 50% 16,67%
Có một điều đặc biệt là chương trình du lịch sông Hồng xây dựng chương trình tour chung cho cả khách nội địa và hách quốc tế với mức giá chung nên trong 100 người dân được hỏi là có gặp gỡ với khách du lịch thì trong đó có 70 người dân nói rằng chỉ gặp gỡ với khách nội địa (chiếm 70%) và chỉ có 30 người dân đã nói chuyện với khách quốc tế (30%)
Ở tất cả các điểm du lịch mà chuyến tour đến thì đều có làng nghề thủ công truyền thống. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Nó có thể cung cấp cho du khách hàng hoá lưu niệm của địa phương và ngược lại đồng thời cũng mang lại lợi nhuận kinh tế cho người dân địa phương. Tuy nhiên trong hành trình của chuyến du lịch này chỉ có làng gốm Bát Tràng có xây dựng việc bán hàng lưu niệm cho du khách có qui hoạch rõ ràng trong một khu Hội chợ còn tại các điểm khác thì hầu như không có.
Khi tiếp xúc với người dân làng Ninh Sở (Hà Tây) với làng nghề mây tre
MỐI QUAN HỆ NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VỚI DU KHÁCH
Quan hệ mua bán
Trao đổi trò chuyện với khách Chưa gặp bao giờ
họ hiện nay chỉ dành cho xuất khẩu là chính chứ không phục vụ cho du lịch. Người dân địa phương cho rằng sự không ổn định lượng khách du lịch đến địa phương chính là yếu tố khiến họ không muốn sản xuất hàng phục vụ cho du khách. Trừ khi vào mùa chính hội của đền (dịp sau Tết) một số hộ gia đình sản xuất nhỏ mới sản xuất một số mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của khách. Ở làng mây tre đan Ninh Sở- Hà Tây mọi người chỉ chú ý sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Người dân tự hào nói rằng hàng ngày có hàng chục công ten nơ đến chở hàng ở đây, nhưng thực tế đáng buồn là khi khách du lịch đến thăm khu vực 2 đền của làng lại không được mua, không được chứng kiến cảnh làm mây tre đan ở đây. Điều này một phần lỗi do các nhà điều hành tổ chức chương trình du lịch nhưng qua đó có thể thấy rằng hầu như có rất ít sự quan hệ qua lại giữa những nhà làm du lịch với người dân địa phương trong việc hoạch định phát triển du lịch
Cũng tương tự như vậy ở khu vực đền Chử Đồng Tử- nổi tiếng vơi nghề thuốc nam gia truyền. Tuy nhiên nghề thuốc nam này chỉ dừng ở mức độ địa phương. Người dân thường xuyên thu hoạch các cây thuốc nam, phơi khô rồi bán buôn cho người trên Hà Nội. Trước khu vực của Đền cũng có bán một số loại thuốc nam nhưng khách du lịch rất ít mua bởi đôi khi họ không tin tưởng lắm vào các loại thuốc này. Khách du lịch muốn tìm đến nhà làm thuốc nam gốc trong làng nhưng do thời gian của chuyến du lịch không cho phép nên họ không thể mua được.
Khi hỏi trực tiếp về mối quan hệ của xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng với cộng đồng địa phương của những điểm đến, hướng dẫn viên của chuyến tour cho biết vào mùa lễ hội của các Đền ở đây khi mà hàng ngày đều có đoàn khách đến thăm các điểm du lịch, xí nghiệp dưới sự chỉ đạo của Tổng cục du lịch cũng trích một phần kinh phí hỗ trợ người dân trong việc dọn dẹp, sửa chữa quang cảnh của làng, hệ thống đường xá và công việc tiếp đón nhưng khi
qua mùa lễ hội thì người dân lại không quan tâm lắm đến hoạt động du lịch. Điều này cũng dễ hiểu bởi tính mùa vụ của hoạt động du lịch đường sông khi mùa nước lũ lên thì hầu như không còn đoàn khách nào đến điểm du lịch.
Duy chỉ có làng nghề gốm Bát Tràng là phát triển mạnh về du lịch. Người dân địa phương ở đây ý thức rất rõ về vai trò của du lịch đối với cộng đồng địa phương. Bên cạnh việc sản xuất hàng cho xuất khẩu và phục vụ ngườ tiêu dùng trong nước, chính quyền địa phương rất quan tâm để xây dựng một khu vực Hội chợ riêng phục vụ cho nhu cầu mua- bán trao đổi giữa dân địa phương và khách du lịch. Dự án khu Hội chợ này đang dần dần được hoàn thiện và sẽ chính thức khai trương vào năm 2005. Điều đặc biệt là chính quyền và người dân địa phương ở đây hiểu rất rõ rằng việc phát triển du lịch là cách tốt nhất để “quảng bá hình ảnh địa phương” tới thị trường khách trong và ngoài nước. Được sự quan tâm đầu tư thích đáng làng gốm Bát Tràng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về du lịch, coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của địa phương . Có thể nói rằng mô hình làng gốm Bát Tràng cũng là điều đáng học tập cho các làng nghề khác trong chuyến du lịch. Tuy nhiên tiềm năng khai thác phục vụ du lịch của làng nghề Bát Tràng vẫn còn rất nhiều mà trong thời gian thăm khoảng gần 1 giờ đồng hồ của chuyến tour là chưa thể đáp ứng được. Đây là điều mà chính quyền địa phương cùng các nhà du lịch nên tìm cách khai thác mạnh mẽ hơn nữa. Trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp này tác giả cũng xin mạn phép đưa ra một số định hướng giải pháp cho vấn đề này ở phần chương sau.
Qua quá trình tiếp cận, trao đổi với người dân địa phương về cảm nhận của họ đối với du lịch thì điều đang ngạc nhiên là 100% người dân ở đây đều khẳng định họ muốn du lịch phát triển ở địa phương này. Xin phép được trích lời của một cụ già trông coi đền ở đền Chử Đồng Tử: “Người dân chúng tôi tuy chân lấm tay bùn quanh năm nhưng cũng hiểu thế nào là du lịch. Chúng tối
chúng tôi có khả năng mở rộng quan hệ giao tiếp với nhiều người từ khắp nơi trên đất nước, có đều kiện để giới thiêu sản phẩm của địa phương chúng tôi và có điều kiện để cải thiện thu nhập cho người dân”.
Tuy nhiên hoạt động du lịch thực tế tại địa phương lại chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân địa phương. Đây là vấn đề cần được sự quan tâm thích đáng của chính quyền địa phương, những nhà hoạch định du lịch và cả những hoạt động thiết thực của người dân địa phương