3. Kinh nghiệm trên tế giới và Việt Nam về quản lý chất thải y tế 1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giớ
3.2.1 Tình hình chung
Qúa trình thiết kế và xây dựng các bệnh viện ở nước ta nói chung đều nằm trong giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển, chiến tranh đã qua đi con người đang bước vào một giai đoạn phát triển mới nhưng nhận thức của chúng về vấn đề môi trường vẫn còn nhiều hạn chế do vậy việc quản lý chất thải còn khá lỏng lẻo, chưa nghiêm túc trong đó có CTYT.
* Quản lý rác thải y tế
- Phân loại, thu gom chất thải: Quy chế quản lý CTYT do Bộ y tế ban hành lần đầu tiên vào năm 1999 sau hơn 2 năm thực hiện đến năm 2002 Bộ y tế đã tổng điều tra 294 bệnh viện trên phạm vi cả nước để đánh giá tình hình thực hiện quy chế chung thấy có 94.2% bệnh viện đã tiến hành phân loại CTRYT ngay tại nguồn phát sinh còn 5.8% bệnh viện chưa phân loại, con số này hiện nay đã là 95.6% và 4.4%. Các bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh và các bệnh viện tư nhân phân loại tốt hơn so với các bệnh viện huyện, cơ sở y tế xã. Trong số các bệnh viện được điều tra có trên 93.9% bệnh viện thực hiện tách các vật sắc nhọn ra khỏi CTRYT, 85% bệnh viện sử dụng mã màu trong việc phân loại, thu gom chuyên chở chất thải. Mặc dù có một tỷ lệ lớn bệnh viện phân loại CTRYT nhưng nhìn chung việc phân loại này không tuân thủ theo quy chế chung đã ban hành. Nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh vào năm 2003 thì
cho thấy cả 6 bệnh viện đều phân loại nhưng không đúng với yêu cầu chung. Một cuộc điều tra tương tự được thực hiện tại Tây Nguyên vào tháng 1/2004 thấy việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tiêu hủy CTYT ở đây chưa tốt, các loại CTYT đựng chung với nhau, CTYTNH không được xử lý triệt để. Trong khi phân loại sử dụng hệ thống kí hiệu màu sắc của túi, thùng rất đa dạng rác thải thì để tràn đầy ra khỏi miệng túi phổ biến ở nhiều bệnh viện.
- Lưu giữ, vận chuyển CTRYT. Tất cả CTRYT đều được nhân viên vệ sinh, hộ lý thu gom hàng ngày ngay tại các khoa, phòng không có hiện tượng chất thải để ngay tại nguồn phất sinh từ ngày sang ngày khác. Hộ lý sau khi thu gom thường xách tay các túi đựng rác đến nơi lưu giữ. Theo kết quả điều tra tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh thấy 3/6 bệnh viện không có xe chuyên dụng, 5/6 bệnh viện nơi lưu giữ rác không hợp vệ sinh vẫn để cho côn trùng xâm nhập, vật sắc họn rơi vãi, không có mái che hay không có hàng rào bảo vệ, 94.5% các cơ sở y tế thiếu phương tiện vận chuyển rác, rác được vận chuyển qua hành lang chung của CSYT, hông có đủ quần áo và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viện trực tiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chất thải.
- Xử lý CTYT
+ Thiêu đốt CTRYT bằng lò đốt hiện đại. Hiện nay cả nước có 2 lò đốt CTRYT ở Hà Nội và ở thành phố Hồ Chí Minh với công nghệ nhập khẩu ở nước ngoài. Tại thành phố Hồ Chí Minh đã ổn định được công tác xử lý CTRYT nhờ hệ thống thu gom năng động. Tại Hà Nội lò hoạt động với công suất 4 tấn/ngày trong khi nhu cầu của toàn thành phố là 12 tấn/ ngày như vậy vẫn còn một lượng lớn rác thải chưa được xử lý ở đây. Một số bệnh viện đầu tư lắp đặt lò đốt CTYT Hoval MZ2 của Thụy Sỹ (Viện Lao và Bệnh Phổ trung ương, bệnh viện
Đồng Nai, bệnh viện Vũng Tàu) đảm bảo an toàn môi trường nhưng nhiều bệnh viện có lượng CTYT nguy hại ít (Viện Lao và Bệnh Phổi trung ương) do đó gây ra lãng phí trong quá trình vận hành lò đốt. Một số bệnh viện lắp lò đốt rác hiện đại nhưng không được hoạt động vì vị trí chưa hợp lí bị nhân dân phản đối (bệnh viện Bạch Mai) hoặc hỏng chưa được xử lý (bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An). Một số bệnh viện dùng lò đốt trong nước sản xuất như bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, bệnh viện đa khoa Hải Dương. Nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả hoạt động của các lò đốt chất thải trong nước sản xuất.
+ Thiêu đốt thủ công hoặc thiêu đốt ngoài trời. Nghiên cứu 6 bệnh viện tuyến tỉnh vào năm 2003 thì có 2/6 bệnh viện xử lý bằng lò đốt chuyên dụng (bệnh viện Quảng Ngãi, bệnh viện Đồng Tháp), 4/6 bệnh viện chôn lấp hoặc dùng lò đốt thủ công.
+ Chôn lấp CTYT. Đây là một phương pháp nếu thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và không gây ra ô nhiễm môi trường. Qua điều tra của Bộ y tế tại 80 bệnh viện 17 bệnh viện trung ương, 40 bệnh viện tỉnh, 23 bệnh viện huyện) thấy việc chôn lấp được tiến hành thô sơ, chưa đảm bảo vệ sinh và an toàn 70% bệnh viện chôn rác thải nhiễm khuẩn, 44.3% bệnh viện chôn rác thải là các vật sắc nhọn, 44.2% bệnh viện chôn rác thải từ phòng xét nghiệm, 50 bệnh viện chôn rác thải là hóa chất và dược phẩm. * Quản lý nước thải và khí thải
Hiện nay việc quản lý nước thải và khí thải chưa được quan tâm nhiều. Đa số hệ thống thoát nước của các bệnh viện tỉnh, huyện là hệ thống cống nổi không có nắp đậy gây mùi khó chịu khi mưa nắng và là nơi bệnh nhân có thể vứt rác.
Theo kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ y tế ở 175 bệnh viện tại 14 tỉnh, thành phố 31.5% bệnh viện không có hệ thống thoát nước thải chủ yếu là các bệnh viện. Trong các bệnh viện có hệ thống thoát nước 47.4% bệnh viện là hệ tống thoát nước chung, 21.1% bệnh viện có hệ thống thoát nước riệng biệt; 26.3% bệnh viện có hệ thống thoát nước thải kín; 31.4% hở; 42.3% hệ thống thoát nước vừa kín vừa hở. Theo kết quả khảo sát của Viện Y học Lao đông và Vệ sinh môi trường thấy có nhiều chỉ tiêu trong nước thải bệnh viện vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn ví dụ như theo quy định hàm lượng COD không được vượt quá 10 mg/lit nhưng tại một số bệnh viện ở Hà Nội nồng độ này rất cao bệnh viện 354 là 250 mg/lit, bệnh viện giao thông vận tải là 240 mg/lit, bệnh viện Lao trung ương là 260 mg/lit, bệnh viện phụ sản là 452 mg,lit . Chỉ khoảng 1/3 số bệnh viện ở trung ương, ngành là có công nghệ xử lý nước thải còn các bệnh viện ở cấp huyện chưa. Hiện nay có bốn nhóm công nghệ xử lý nước thải sinh học đang được áp dụng phổ biến đó là công nghệ sinh học nhỏ giọt, công nghệ bùn hoạt tính trong các bể areton, công nghệ sinh học trong thiết bị hợp khối và ao sinh học. Nhưng nhìn chung những công nghệ này có hiệu quả hoạt động không cao do là những công nghệ cũ lạc hậu lại không được sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên trong khi vận hành (công nghệ từ những năm 70 của thế kỉ 20).