Các biện pháp giảm thiểu, tái sử dụng chất thả

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các bệnh viện quy mô cấp huyện tại Quảng Ninh (Trang 63 - 64)

II. Đề xuất mô hình

1. Mô hình quản lý chất thải rắn y tế

1.2.1 Các biện pháp giảm thiểu, tái sử dụng chất thả

Cũng giống như các loại chất thải khác để có thể hạn chế được lượng chất thải bệnh viện phải đem đi xử lý thì các biện pháp giảm thiểu, tái sử dụng cần phải được coi trọng ngay từ khâu đầu tiên bởi giảm thiểu, tái sử dụng không những hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường mà nó còn giúp bệnh viện, cơ sở y tế tiết kiệm được một khoảng chi phí rất lớn vì một mặt làm giảm lượng chất thải đầu ra phải đem đi xử lý mặt khác nó có thể tiết kiệm tiền nhờ việc sử dụng lại các dụng cụ. Giảm thiểu chất CTYT là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng CTYT tại nguồn, sử dụng lại các dụng cụ có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải phải chính xác. Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nào đó nhiều lần cho đến hết tuổi thọ của sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới tức là ta sẽ sử dụng lại các dụng cụ y tế sau khi đã tiệt trùng chúng. Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu đã thải bỏ thnành những sản phẩm mới. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các bệnh viện cấp huyện ở Quảng Ninh bởi trên thực tế nguồn kinh phí mà các bệnh viện, TTYT này đang sử dụng chủ yếu là từ nguồn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước hay từ nguồn ngân sách của địa phương rất eo hẹp. Do vậy mỗi bệnh viện lên áp dụng mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí cho mình như vậy có thể sử dụng nguồn kinh phí được cấp đạt hiệu quả cao nhất. Một số biện pháp giảm thiểu, tái sử dụng có thể áp dụng ở tất cả các bệnh viện huyện ở Quảng Ninh là: Thứ nhất, trong bệnh viện không lên sử dụng bao tay, áo choàng, khăn trải... được làm từ các vật liệu nhân

64

tạo như PVC mà lên thay vào đó là các vật liệu được làm từ cao su thiên nhiên. Bởi vì các vật liệu nhân tạo đều khó phân hủy, khi đốt cần phải có nhiệt độ cao nếu không sẽ sinh ra rất nhiều khí có mùi khó chịu mà khoa học đã từng chứng minh nếu con người hít phải nhiều khí thải độc hại rất dễ mắc các bệnh như ung thư hay bệnh về đường hô hấp, còn nếu đem chôn chúng thì phải mất hàng nghìn năm chúng mới phân hủy hết. Thứ hai, thủy ngân trong các hộp kim loại dùng để trám răng, trồng răng cũng như chì (Pb) dùng làm điện cực của pin trong các hệ thống theo dõi bệnh nhân bị bệnh tim... sẽ được tái sử dụng bằng phương pháp tái sinh hóa học. Thứ ba, một số trang phục và hệ thống hô hấp trong phòng mổ có thể tiệt trùng và tái sử dụng lại nhiều lần ví dụ như quần áo của các bác sỹ, y tá tham gia vào quá trình mổ, các dụng cụ mổ lên khử trùn để dùng lại vào những lần sau. Thứ tư, các dung môi trong bệnh viện như bezen, toluene, xylen có thể sử dụng lại qua hệ thống phân đoạn. Ngoài ra, nếu tại địa phương có cơ sở tái chế thì rất thuận lợi bởi có rất nhiều chất thải trong y tế có thể dùng để tái chế theo quy định của Bộ y tế đó là các loại đồ nhựa: chai nhựa đựng các dung dịch không có hoá chất nguy hại như dung dịch NaCl 0.9%, glucose, natri bicacbonate, ringer lactate, dung dịch cao phân tử, dung dịch lọc thận và các chai nhựa đựng các dung dịch không nguy hại khác hay các đồ thủy tinh như chai thuỷ tinh đựng các dung dịch không chứa thành phần nguy hại; giấy, báo, bìa thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy; các vật liệu kim loại không dính thành phần nguy hại. Như vậy có rất nhiều cách để hạn chế giảm thiểu lượng CTYT tại mỗi bệnh viện điều này còn tuỳ thuộc vào thực tế bệnh viện và địa phương đó.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các bệnh viện quy mô cấp huyện tại Quảng Ninh (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w