II. Đề xuất mô hình
1. Mô hình quản lý chất thải rắn y tế
1.2.3 Phânloại chất thải tại nguồn
Một mô hình quản lý CTYT muốn đạt được hiệu quả cao cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công đoạn với nhau. Nếu ngay từ công đoạn đầu tiên đã thực hiện không tốt thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những công đoạn xử lý sau này. Do vậy việc phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu không thực hiện phân loại hay quá trình phân loại thực hiện không đúng sẽ làm cho lượng chất thải thực tế phải xử lý tăng lên nhiều lần do vậy làm tăng về chi phí tài chính cho bệnh viện. Một ví dụ đơn giản có thể xét nếu chất thải thông thường lại để lẫn cùng với chất thải có nguy cơ lây nhiễm khi đó buộc toàn bộ lượng chất thải thông thường này phải được xử lý giống như chất thải lây nhiễm đó tức là chi phí xử lý chất thải của cơ sở y tế sẽ tăng lên.
68
Mỗi bệnh viên, cơ sở y tế có thể tùy vào điều kiện thực tế của bệnh viện có thể có sự khác nhau trong việc phân loại nhưng cần phải có sự thống nhất trong toàn bệnh viện và cần phải lấy quy chế quản lý chất thải y tế mà Bộ y tế đã ban hành làm chuẩn mực để tránh có sự khác biệt quá nhiều. Hiện nay tỷ lệ bệnh viện cấp huyện ở Quảng Ninh đã phân loại chất thải ngay tại nguồn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 70.3%) đây là một trong những lợi thế cần được đẩy mạnh và phát huy bởi rất ít bệnh viện cấp huyện đạt được tỷ lệ này nhưng giống như tình hình chung số bệnh viện huyện phân loại đúng theo quy định là rất hiếm Theo mô hình trên CTYT có thể chia làm 2 loại chính đó là chất thải thông thường, các bình áp suất nhỏ và chất thải y tế nguy hại. Trong chất thải y tế nguy hại có thể chia ra thành chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng xạ. Chất thải sinh hoạt về bản chất là những loại chất thải không chứa các tác nhân nguy hại do vậy việc xử lý chúng cũng đơn giản và dễ hơn nhiều. Đối với các loại chất thải nguy hại khác nhau thì phương pháp xử lý cũng khác nhau. Chất thải sau khi được phân loại cần phải để vào trong các túi, thùng đựng rác riêng biệt tránh để nhầm lẫn. Việc sử dụng mã màu của túi, thùng, hộp đựng chất thải có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, nâng cao ý thức của cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh, cộng đồng trong việc quản lý chất thải. Thứ hai, bảo vệ môi người trước những nguy hại của CTYT. Thứ ba, tránh được sự nhẫm lẫn trong các khâu quản lý chất thải sẽ góp phần bảo vệ môi trường và giảm chi phí cho việc xử lý chất thải. Chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ thì để trong các túi, thùng màu xanh; chất thải lây nhiễm đựng trong túi màu vàng, màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ. Chất thải bị phân loại nhầm thì không được nhặt ra khỏi túi, thùng đó. Tất cả các túi, thùng cần được đặt tại mỗi
69
khoa, phòng, gần nguồn phát sinh để quá trình phân loại được diễn ra thuận lợi riêng đối với các vật sắc nhọn phải cho vào hộp đựng vật sắc nhọn trước khi cho vào cùng với chất thải lấy nhiễm màu vàng. Đối các bệnh viện thuộc nhóm 3 nếu không có các hộp đựng vật sắc nhọn riêng có thể để vào trong các chai, lọ nhưng sau đó phải đậy nắp cẩn thận trước khi cho vào túi, thùng màu vàng tránh cho vật sắc nhọn bị rơi ra trong khi vận chuyển.