.Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐvùng DHNTB

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 27 - 29)

II.Thực trạng hoạt động Đầu tư phát triển sản xuất nghành mía đường ở Việt Namtrong thời gian qua.

2.1.3 .Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐvùng DHNTB

Vùng DHNTB có 10 nhà máy đường là Quảng Nam , Quảng Phú (Quảng Ngãi ) Phổ Phong ( Quảng Ngải) , Bình Định KCP( Phú Yên) Tuy Hoà ( Phú Yên) , Ninh Hoà ( Khánh Hoà ) Cam Ranh ( Khánh Hoà ) , Phan Rang ( Ninh Thuận ) và Bình Thuận .Tổng CSTK là 18850 TMN diện tích mía đường cần có là 54122 ha , nhu cầu mía nguyên liệu là 2,83 triệu tấn . Đây là vùng có tiềm năng sản xuất mía cho chế biến và có số nhà máy chiếm 1/4 của cả nước .

+ Nhóm các NMĐ có vùng mía nguyên liệu đủ đất , đủ nguyên liệu cho chế biến là KCP – Phú Yên .

+ Nhóm các NMĐ có vùng mía nguyên liệu đất trồng mía không quá thiếu nhưng phán tán ,mía nguyên liệu thấp và mía cung cấp không ổn định cho nhà máy là : Quảng Phú , Phổ Phong , Bình Định , Tuy Hoà ,Ninh Hoà và Phan Rang . + Nhóm các NMĐ hạn chế về đất trồng mía và gặp rất nhiều khó khăn về đáp ứng mía nguyên liệu cho nhà máy là: Cam Ranh .

+ NMĐ do không đủ nguyên liệu đả có quyết định đóng cửa là Quảng Nam và Bình Thuận .

2.1.4.. Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng Tây Nguyên :

Vùng tây nguyên có 5 nhà máy đường bao gồm An khê( tỉnh Gia Lai ) ,Kon Tum( Kon Tum ) , thuộc công ty đường Quảng Ngải Bourbon – Gia Lai và 333 – Đăk Lăk và Đăk Nông . Tổng CSTK của 5 NMĐ là 5500TMN , diện tích mía cần có 16497 ha , sản lượng mía theo quy hoạch 825 nghìn tấn .

kết quả phân loại vùng mía nguyên liệu của các NMĐ cho thấy

+Nhóm các NMĐ có vùng mía nguyên liệu đủ đất trồng mía , đủ mía nguyên liệu cho chế biến là : An khê ,Bourbon – Gia lai và 333 Đăk lăk

+ Nhóm các NMĐ có vùng nguyên liệu đất trồng mía không đủ , phân tán , tranh chấp với các cây trồng khác , còn nhiều khố khăn và tiềm ẩn nguy cơ thiếu mía là Đăk nông và Kon Tum .

2.1.5.Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của NMĐ vùng Đông Nam Bộ .

Vùng Đông Nam Bộ có 6 NMĐ là : La Ngà , Trị An, Bình Dương ,Nước Trong Bourbou – Tây Ninh và Thô Tây Ninh , với tổng CSTK 16400TMN . Sau khi NMĐ Trị An và Bình Dương đóng cửa , tổng CSTK của 4 NMĐ còn lại là 13400TMN , với diện tích mía nguyên liệu theo quy hoạch là 36091 ha , sản lượng mía cần có là 2,01 triệu tấn / năm

Kết quả phân loại vùng mía nguyên liệu của các NMĐ cho thấy :

+ Nhóm các NMĐcó vùng mía nguyên liệu tương đối thuận lợi , ít bị cạnh tranh hơn so với các NMĐ khác là nước trong .

+ Nhóm NMĐ có vùng mía nguyên liệu không ổn định đất trồng mía có thể thiếu , yêu cầu phải mở rộng ra địa bàn khác là : La Ngà , Bourbou – Tây Ninh và Thô Tây Ninh .

+Nhóm các NMĐ do không đủ mía nguyên liệu cho chế biến phải ngừng hoạt động là Trị An và Bình Dương .

2.1.6.Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng ĐBSCL

Vùng ĐBSCL có 9 NMĐ bao gồm là :Hiệp Hoà Nagarjuna, Bến Tre , Trà Vinh ,Kiên Giang ,Vị Thanh , Phụng Hiệp , Sóc Trăng , và Thới Bình( nằm trên địa bàn của 7 tỉnh , trong tổng số 13 tỉnh thành phố của vùng ĐBSCL) .

Tổng CSTK là 14750TMN , diện tích mía đứng thiết kế là 41065ha , sản lượng mía ép cần có là 2,21triệu tấn mía /năm , chiếm khoảng 18% tổng sản lượng mía công nghiệp của cả nước .

Kết quả phân loại vùng mía nguyên liệu của các NMĐ cho thấy :

+ Nhóm các NMĐ có vùng mía nguyên liệu thuận lợi , đủ đất trồng mía và sản lượng mía cung cấp cho nhà máy là :Trà Vinh ,Sóc Trăng ,Bến Tre, Phụng Hiệp và Vị Thanh . + Nhóm NMĐ có vùng mía nguyên liệu không ổn định, không đủ đất trồng mía ,sản lượng mía so với yêu cầu là : Hoà Hiệp ,Nagarjuna Kiên Giang ,và Thới Bình

2.2. Đầu tư Nhà máy đường(NMĐ), Máy móc thiết bị sản xuất đường và Cơ sở hạ tầngkỹ thuật.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w