Giải pháp chủ yếu cần đầu tư để phát triển ổn định ngành mía đường:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 68 - 73)

1. Giải pháp đầu tư để ổn định vùng mía nguyên liệu:

Giải pháp quy hoạch vùng mía nguyên liệu của các NMĐ:

1.1. Quan điểm chung về quy hoạch vùng mía nguyên liệu:

- Đối với vùng nguyên liệu: tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu của từng nhà máy, có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân dồn điền, đổi thửa, tạo nên những vùng nguyên liệu tập trung lớn.

- Đối với nhà máy: trước mắt cũng như lâu dài, không xây dựng nhà máy đường mới. Tuỳ theo điều kiện cụ thể về tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới, xem xét cho mở rộng công suất hợp lý đối với một số nhà máy có điều kiện phát triển vùng nguyên liệu, giữ tổng công suất nhà máy đường vào năm 2010 không vượt quá 105.000 TMN

1.2. Dự kiến quy hoạch cụ thể đối với các nhóm NMĐ:

a. Nhóm các NMĐ đủ đất trồng mía, đủ nguyên liệu, tổ chức sản xuất có hiệu quảsản xuất có lãi (gọi là nhóm 1):

Tổng số có 12 NMĐ, bao gồm các NMĐ là: Lam Sơn, Nghệ An Tate & Lyde (vùng Bắc Trung Bộ); KCP - Phú Yên (vùng DHNTB); An khê, Bourbon - Gia Lai, 333 - Đắk Lắk (vùng Tây Nguyên), Nước Trong (vùng Đông Nam Bộ); Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, Phụng Hiệp và Vị Thanh (vùng ĐBSCL).

Cần đầu tư các giải pháp như sau:

- Quy hoạch những khu vực tập trung, thuận lợi đầu tư thâm canh cao, nhằm mục tiêu đạt năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo đủ và ổn định sản lượng mía cho chế biến với công suất cao nhất.

- Hoàn thiện các cơ chế chính sách thu mua nguyên liệu, tạo mối quan hệ chặt chẽ về quyền lợi và trách nhiệm giữa người trồng mía với NMĐ để vùng nguyên liệu phát triển bền vững.

- Gắn quy hoạch vùng mía nguyên liệu với từng bước đưa NMĐ vào hoạt động, với sự đa dạng các loại sản phẩm, để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, khi điều kiện cho phép có

thể mở rộng CSTK của nhà máy, để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

b. Nhóm NMĐ với vùng mía có chất lượng tương đối tốt, đất trồng mía ổn địnhnhưng phân tán, tưới nước hạn chế và năng suất mía ở mức trung bình khá (gọi tắt là nhóm 2):

Tổng số có 11 NMĐ là: Sơn Dương, Hoà Bình (vùng TDMNBB); Nông Cống, Sông Con (vùng Bắc Trung Bộ); Bình Định, Ninh Hoà và Phan Rang (vùng DHNTB); La Ngà, Thô Tây Ninh (vùng ĐNB); Hiệp Hoà, Nagarjuna (vùng ĐBSCL).

Các giải pháp cần đầu tư là:

- Cần có quy hoạch chi tiết vùng mía nguyên liệu của từng NMĐ, để xác định chính xác diện tích ổn định, chủ động sản xuất mía nguyên liệu cho NMĐ, diện tích khó khăn, không chủ động sản xuất, để có giải pháp đầu tư phù hợp. Quy hoạch vùng mía tập trung tối thiểu đạt 70% diện tích, để chủ động nguyên liệu cho chế biến.

- Tập trung xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích, liên kết tốt với hộ nông dân trồng mía để tăng khả năng cung cấp mía cho NMĐ.

- Một số vùng nguyên liệu mía có nguy cơ bị thu hẹp do phát triển đô thị và khu công nghiệp dịch vụ, do vậy bên cạnh có gắng đầu tư thâm canh để tăng sản lượng mía, cần chủ động tìm diện tích đất mới, đất chuyển đổi cây trồng khác sang trồng mía để bổ sung nguồn mía nguyên liệu.

c. Nhóm các NMĐ có vùng mía khó khăn do thiếu hụt đất trồng mía, đa số năng suất mía thấp và mía nguyên liệu không ổn định, không đủ cho chế biến (gọi tắt là nhóm 3):

Tổng số có 14 NMĐ là: Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn La (vùng TDMNBB); Việt Đài, Sông Lam (vùng Bắc Trung Bộ); Quảng Phú, Phổ Phong, Tuy Hoà, Cam Ranh (vùng DHNTB); Đắk Nông (vùng Tây Nguyên); Bourbon - Tây Ninh (vùng ĐNB); Kiên Giang và Thới Bình (vùng ĐBSCL).

Cần đầu tư các giải pháp là:

- Cần tiếp tục đầu tư duy trì, củng cố vùng nguyên liệu, giữ ổn định, đầu tư thâm canh dần từng bước tăng năng suất và sản lượng mía.

- Kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng, có chính sách ưu đãi chuyển đổi diện tích một số cây trồng khác hiệu quả thấp sang trồng mía để ổn định vùng nguyên liệu.

- Cần xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích người trồng mía, gắn chặt chẽ quyền lợi và nghĩa vụ trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu cho NMĐ.

- Cần có các biện pháp hữu hiệu, gắn hiệu quả sản xuất của NMĐ, với tổ chức phát triển bền vững vùng mía nguyên liệu.

d. Đầu tư tập trung cho các vùng sản xuất mía nguyên liệu có lợi thế:

Đã xác định những vùng sản xuất mía nguyên liệu có lợi thế là: vùng Thanh Hoá - Nghệ An, vùng Khánh Hoà - Phú Yên - Gia Lai, vùng Tây Ninh và vùng ĐBSCL, trong đó có 2 vùng đặc biệt có lợi thế, cần tập trung đầu tư cao, đó là:

- Vùng Thanh Hoá - Nghệ An, quy mô đất trồng mía khoảng 80 nghìn ha, năng suất có thể đạt từ 65 - 70 tấn/ha, sản lượng mía đạt 5,0 - 5,5 triệu tấn; chất lượng mía tốt, trữ đường cao.

- Một số tỉnh ở vùng ĐBSCL như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Hậu Giang với quy mô diện tích mía đứng khoảng 50 - 55 nghìn ha, năng suất có thể đạt từ 83 - 90 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 4,3 - 4,5 triệu tấn, chiếm khoảng 85% quy mô sản xuất mía của vùng ĐBSCL.

Giải pháp với 2 vùng nêu trên là: Cần đầu tư tập trung cao về quy hoạch các khu vực sản xuất mía; đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình tưới và tiêu nước, hệ thống giao thông nội đồng; đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến để thâm canh; có các chính sách cho vay vốn và thu mua mía nguyên liệu để giữ vững, phát triển ổn định, thu hoạch mía đạt hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ thâm canh mía:

Thực hiện các giải pháp đồng bộ về giống, kỹ thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng cơ giới hoá... để tăng nhanh năng suất, chất lượng mía. Coi đây là biện pháp cơ bản để đảm bảo đủ mía nguyên liệu, nâng cao hiệu quả cho người trồng mía và nhà máy, tăng sức cạnh tranh trong hội nhậo kinh tế quốc tế. Cụ thể là:

- Về giống:

Để tạo ra bước đột phá về năng suất và chất lượng mía, cần bố trí hệ thống giông mía mới có chất lượng cao, năng suât cao, với cơ cấu giống có tỷ lệ hợp lý, bao gồm các giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, tăng khả năng giải vụ mía phù hợp với

điều kiện sinh thái của mỗi vùng. Đây là giải pháp khoa học và công nghệ quan trọng, yêu cầu các vùng mía nguyên liệu sớm tổ chức thực hiện có hiệu quả.

+ Xây dựng hệ thống nhân giống mía 3 cấp theo Đề án: "Phát triển giống mía cho vùng nguyên liệu các nhà máy đường giai đoạn 2003 - 2008" đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt tại Quyết định số 5335 QĐ/BNN-KH ngày 02/12/2003.

+ Thông qua Chương trình giống, cho nhập nội bộ giống mía để khảo nghiệm; nhập nhanh các giống mía qua khảo nghiệm được đánh giá tốt của các nước có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan... Mỗi năm dự kiến sẽ nhập 5.000 tấn giống cơ bản (30% nhu cầu), tổng số mía sẽ nhập đến năm 2010 khoảng 20.000 tấn.

- Thực hiện đồng bộ và chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật canh tác mía như: Bón phân, bảo vệ thực vật, chăm sóc mía theo đúng quy định kỹ thuật, tăng khả năng tưới cho mía, thu hoạch và bảo quản tốt sản phẩm... Xây dựng và ban hành quy trình thâm canh phù hợp với từng vùng sinh thái, tổ chức hướng dẫn chuyển giao nhanh vào sản xuất, tăng cường đàu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng mía.

- Khuyến khích các nhà máy đường hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hoá các khâu làm đất, băm lá, rạch hàng, bón phân, thu hoạch mía, ... tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh mía, khắc phục tình trạng thiếu lao động.

Đẩy mạnh cơ giới hoá khâu làm đất trồng mía, đồng thời nghiên cứu áp dụng cơ giới hoá khâu thu hoạch mía, để giải quyết vấn đề thiếu lao động ở đa số các vùng mía và giảm giá thành mía nguyên liệu.

3. Giải pháp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng mía:3.1. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng mía, bao gồm: 3.1. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng mía, bao gồm:

a. Đầu tư hệ thống các công trình thuỷ lợi tưới và tiêu cho mía. b. Đầu tư hệ thống đường giao thông nội vùng.

c. Đầu tư về cơ sở hạ tầng để nhân và cung ứng giống mía. d. Đầu tư các bến bãi tập kết mía nguyên liệu của các NMĐ.

Thực hiện chính sách huy động vốn và sự hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng (cải tạo đồng ruộng, giao thông, thuỷ lợi...) cho vùng nguyên liệu

tập trung, tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí vận chuyển mía. Phấn đấu đến năm 2010, diện tich mía được tưới trên 40%.

3.2.. Vốn đầu tư cho vùng mía nguyên liệu:

Thực tế cho thấy cần phải tăng cường vốn đầu tư cho công tác khuyến nông, chuyển giao các TBKT và đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng mía nguyên liệu.

Cơ cấu vốn đầu tư dự kiến có tỷ lệ như sau:

Tổng số: 100% - Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm khoảng: 10 - 15% - Vốn khuyến nông TBKT chiếm: 5 - 7% - Vốn vay cho sản xuất chiếm: 50 - 55% - Vốn tự có của dân chiếm: 23 - 35%

Vốn đầu tư cho vùng mía nguyên liệu cần được khai thác bằng nhiều nguồn và lồng ghép từ nhiều chương trình, dự án trên địa bàn của các ngành và địa phương...

4. Giải pháp về tổ chức thu mua mía nguyên liệu:

Theo dự kiến của các NMĐ, trong các năm tới trên 90% diện tích mía nguyên liệu được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với hộ nông dân, trong đó diện tích mía hợp đồng có đầu tư, chiếm khoảng 75 - 85%.

Các NMĐ, cùng với địa phương có vùng nguyên liệu, cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế về phối hợp sản xuất, tiêu thụ mía đường, của Bộ Nông Nghiệp & PTNT đã ban hành.

Khuyến khích các hình thức liên kết hộ, nhóm hộ, các tổ chức sản xuất mía như thành lập công ty Cổ phần nguyên liệu mía, hợp tác xã dịch vụ... để chủ động thu mua, tiêu thụ mía nguyên liệu.

Riêng đối voéi vùng ĐBSCL có đặc điểm có vùng chín sớm, có vùng chín muộn, thời gian thu hoạch mía khá tập trung, do vậy có thể xem vùng sản xuất mía nguyên liệu ở ĐBSCL như là vùng mía nguyên liệu chung cho tất cả các NMĐ trong vùng. Như vậy giữa các NMĐ, cùng với địa phương cần có sự phối hợp, hợp tác trong việc đầu tư vùng nguyên liệu và tổ chức thu mua mía có hiệu quả và ổn định.

5. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách có liên quan tới vùng mía nguyên liệu, bao gồm: bao gồm:

a. Có chính sách đầu tư thu mua mía nguyên liệu theo các đối tượng: - Đối với nhóm các NMĐ thiếu nguyên liệu.

- Đối với nhóm các NMĐ đủ và thừa nguyên liệu.

b. Có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng mía nguyên liệu. c. Có chính sách hỗ trợ đối với hộ trồng mía về khuyến nông và vay vốn.

d. Thực hiện các chính sách theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về phát triển vùng mía nguyên liệu cho các NMĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Nghiên cứu để có chính sách chia lợi nhuận từ sản xuất mía đường cho người trồng mía...

f. Cải tiến các cơ chế, chính sách và tổ chức có liên quan đến phát triển mía đường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 68 - 73)