1. Quan điểm phát triển:
a. Phát triển sản xuất mía đường trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế tổng hợp và bền vững, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của từng vùng và cả nước.
b. Phát triển sản xuất mía đường trên cơ sở hiện đại hoá và từng bước mở rộng công suất các nhà máy đường đã có để chủ động đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đường trong nước. Đầu tư phát triển đồng bộ từ sản xuất mía nguyên liệu, nhà máy chế biến, các nhà sản phẩm sau đường, bên cạnh đường đến luư thông tiêu thụ sản phẩm, theo hướng tiên tiến và hiện đại, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phương châm chủ đạo là phát triển diện tích trồng mía và mở rộng công suất nhà máy đường một cách hợp lý, tập trung các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng mía và hiệu suất tổng thu hồi của nhà máy.
c. Phát triển sản xuất mía đường phải trên cơ sở khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, đặc biệt là tư nhân; đảm bảo sự hài hoà, gắn bó lợi ích giữa nhà chế biến và người sản xuất nguyên liệu, góp phần xây dựng nông thôn mới. d. Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, nhằm tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu
2. Định hướng và các chỉ tiêu phát triển:2.1. Năm 2001: 2.1. Năm 2001:
- Các chỉ tiêu chủ yếu:
+ Sản lượng đường: 1,5 triệu tấn.
Trong đó, đường công nghiệp là 1,4 triệu tấn (670.000 tấn đường luyện và 730.000 tấn đường trắng), đường thủ công là 100.000 tấn (quy đường trắng).
+ Tổng diện tích trồng mía: 300.000 ha. Trong đó vùng nguyên liệu tập trung là: 250.000 ha. + Năng suất mía bình quân: 65 tấn/ha. + Chữ đường bình quân: 11 CCS. + Sản lượng mía: 19,5 triệu tấn. + Tổng công suất thiết kế của các nhà máy: 105.000 TMN.
2.2. Tầm nhìn phát triển mía đường đến năm 2020:
Mục tiêu đến năm 2020 là sản xuất đường đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước với nhu cầu khoảng 2,1 triệu tấn (đường luyện là 1,5 triệu tấn, đường trắng 500.000 tấn, đường thủ công 100.000 tấn). Phương hướng chủ đạo là giữ nguyên diện tích trồng mía, thực hiện tốt các giải pháp thâm canh cao (giống, công nghệ canh tác, thuỷ lợi...) để tăng nhanh năng suất, chất lượng mía, đáp ứng đủ nguyên liệu cho yêu cầu chế biến. Năm 2020 đảm bảo năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha, chữ đường bình quân 12 CCS, tổng diện tich trồng mía là 300.000 ha, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn, tổng cong suất thiết kế của các nhà máy khoảng 120.000 TMN.
Nếu các nước phát triển bỏ dần hàng rào bảo hộ đối với các sản phẩm đường, mức sản xuất của các nước này sẽ giảm đáng kể. Đồng thời, do dầu mỏ ngày càng khan hiếm, một số nước sẽ tăng cường sản xuất cồn nhiên liệu từ mía. Do các nguyên nhân trên, giá đường thế giới có thể sẽ ở mức cao. Tuỳ theo điều kiện cụ thể về sản xuất và tiêu thụ đường thế giới, ngành đường Việt Nam có thể tổ chức sản xuất đường để xuất khẩu.
3. Thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm đường:
Bao gồm các sản phẩm sau đường và bên cạnh đường, trong đó ưu tiên phát triển các loại sản phẩm như: Phân vi sinh, cồn, rỉ mật, ván ép, bánh kẹo, men vi sinh...