III.Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển nghành mía đường ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 42 - 51)

1.Những kết quả đạt được. 1.1.Về huy động vốn.

Những năm trước đây, các Ngân Hàng Thương Mại và Quy Hoạch Phát Triên cho vay xây dựng các nhà máy đường, vì mục tiêu 1 triệu tấn đường của Chính phủ vào năm 2000. Đó là cho vay theo dự án của Chính phủ, mang nội dung chỉ định. NHTM và QHTPT cùng cho một nhà máy đường vay, nhưng không kết phối hợp chặt chẽ. NHTM cho vay nhập thiết bị toàn bộ cuả Nhà máy đường và tiền công vận chuyển đến chân công trình. QHTPT cho vay phần xây lắp, trong đó có cả hàng rào. Khi nhà máy đường đi vào sản xuất, ngành tài chính cấp một phần vốn lưu động; phần vốn lưu động còn thiếu, chi nhánh NHTM cho vay. Bởi vậy, mục tiêu 1 triệu tấn đường vào năm 2000 của Chính phủ đã đạt được như dự kiến. Nhưng, NHTM và QHTPT cho vay không thu hồi được nợ, vì nhiều nhà máy đường sản xuất không hiệu quả. Đến cuối năm 2003, theo

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, hơn 2000 tỷ đồng trong số 3.881 tỷ đồng cho một số nhà máy đường vay, chưa thu hồi được nợ theo kỳ hạn đã thoả thuận. Một số nhà máy đường do địa phương quản lý, còn đề nghị NHTM kéo dài thời gian thu nợ đến 20 năm, trong khi thời hạn huy động vốn dài hạn của NHTM chỉ có 5 năm (trái phiếu ngân hàng). Phải chăng, khâu thẩm định của dự án xây dựng một số Nhà máy đường không đạt yêu cầu?

Chúng ta biết, cuối năm 2003, Nhà máy đường Việt Trì (Phú Thọ) là nhà máy đường quốc doanh, xây dựng từ thời bao cấp ở miền Bắc ngừng hoạt động cuối cùng. Trước đó, các nhà máy đường đã giải thể là: Nhà máy đường Vĩnh Trụ tỉnh Hà Nam do địa phương quản lý; Nhà đường Tam Hiệp (Hà Tây) do địa phương quản lý và Nhà máy đường Vạn Điểm (Hà Tây) do Trung ương quản lý. Tại sao, NHTM Nhà nước và QHTPT lại tiếp tục cho vay để xây dựng Nhà máy đường Hoà Bình; Nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường Tuyên Quang...

Đến nay, một số lớn nhà máy đường mới xây dựng, kinh doanh bị thua lỗ nặng. Đơn cử Nhà máy đường tỉnh Sơn La, từ ngày vay đến cuối năm 2003, hầu như không có trả nợ vốn vay của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Sơn La một đồng nào. Sau mỗi niên vụ sản xuất đường nhà máy đường tỉnh Sơn La lỗ khoảng trên 30 tỷ đồng. Năm 2003, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La chỉ thu được 25 triệu đồng tiền lãi, trong khi đó lãi treo luỹ kế đến nay là 44 tỷ đồng. Nếu cộng cả số nợ gốc và lãi của QHĐTPT cho Nhà máy đường Sơn La vay sẽ lên đến con số 200 tỷ đồng. Bởi vậy, trong nhiều năm nay, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La ngừng quan hệ cho vay với Nhà máy đường Sơn La.

Trong số hơn 30 nhà máy đường mới xây dựng, chỉ có nhà máy đường liên doanh với nước ngoài như: Nhà máy đường Việt - Đài (Việt Nam và Đài Loan cùng góp vốn), tại Bỉm Sơn, Thanh Hoá; phía Việt Nam có 2 cổ đông; phía Đài Loan có 3 cổ đông và Nhà máy đường 100% vốn nước ngoài gồm: Nhà máy đường Bourbon tỉnh Tây Ninh và tỉnh Gia Lai của người Pháp; Nhà máy đường của người Än Độ... kinh doanh có lãi.

Tuy nhiên,các nhà máy đường có vốn đầu tư nước ngoài, kinh doanh có lãi, ngoài điều hành sản xuất giỏi của người nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ xây dựng nhà

Miền Bắc khi thời tiết khô hanh, cây mía mới cho tỷ lệ đường nhiều nhất. Nhưng, thời tiết khô hanh ở miền Bắc rất ngắn, khoảng 3 tháng - bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến Tết Nguyên đán. Đầu năm âm lịch, trời mưa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, chữ đường trong cây mía lại bắt đầu giảm. Bởi vậy người nước ngoài không đầu tư sản xuất đường kính mía ở miền Bắc. Trong khi đó, NHTM và QHTPT cho vay xây dựng nhà máy đường Hoà Bình, Nhà máy đường Tuyên Quang; nhà máy đường Sơn La... dẫn đến hậu quả không thu hồi được nợ là phải.

Năm 2000, nước ta đã đạt sản lượng đường 1 triệu tấn, với dân số khoảng 81 triệu người, thì bình quân đường mía trên đầu người đã hơn 12kg/năm. Con số này quá cao, vượt mức tiêu dùng của nhân dân ta. Thời bao cấp, phiếu mua đường của cán bộ trung cấp chỉ có 0,5kg/tháng, tức 6kg/năm.

Trong vòng 20 năm trở lại đây, giá đường kính mía trên thế giới không bao giờ vượt 0,2USD/kg, giao tại cảng nước nhập khẩu, quy đổi ra VND chưa đến 3.000đ/kg.

Chống đỡ với cung vượt quá cầu về đường kính mía, năm 2003, Tổng công ty mía đường Việt Nam làm một việc khó chấp nhận: xuất khẩu đường kính mía với giá rẻ, rồi để bán đường trong nước với giá cao nhằm bù lỗ cho việc xuất khẩu đường. Một số nhà máy đường còn liên kết, thống nhất với nhau, không bán đường ra thị trường trong một thời gian, nhằm tạo ra cung không đủ cầu giả tạo về đường kính mía, để nâng giá bán đường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn dùng biện pháp chỉ định sản xuất đường từng niên vụ cho mỗi nhà máy, nhằm hạn chế sản lượng đường của nước ta.

1.2.Về sử dụng vốn.

Nói chung,với những sự đầu tư và sử dụng hợp lý vốn đầu tư,sản xuất mía đường ở nước ta phát triển mạnh. Ðến năm 2000, chương trình đã đạt được những mục tiêu cơ bản: Sản xuất một triệu tấn đường, bảo đảm tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu; mở vùng nguyên liệu mía lên 300 nghìn ha, trong đó có hơn 170 nghìn ha là đất hoang hóa ở vùng sâu, vùng xa. Ðã hình thành ngành công nghiệp chế biến đường gắn với sản xuất nông nghiệp, nông thôn; tạo việc làm cho hơn một triệu lao động nông nghiệp, hàng chục vạn lao động công nghiệp, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng. Ðã mở rộng, nâng công suất tám nhà máy, xây dựng mới 34 nhà máy, đưa tổng số nhà máy đường lên 44 nhà máy (nay là 38 nhà

máy), đủ năng lực chế biến 12-15 triệu tấn mía, sản xuất 1-1,2 triệu tấn đường/năm trở lên. Bước đầu phát triển một số cơ sở chế biến các sản phẩm cạnh đường và sau đường; doanh thu từ sản phẩm này đạt 2.000 tỷ đồng/năm. Các công ty, nhà máy đường nộp ngân sách khoảng 350 tỷ đồng/năm. Hầu hết các nhà máy đường mới xây dựng ở trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa, phân bổ đều ở cả ba miền, thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài. Năm năm lại đây sản lượng đường đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước, chấm dứt cảnh hằng năm Nhà nước bỏ ra hàng trăm triệu USD để nhập khẩu đường. Những thành tựu nêu trên là to lớn, góp phần đáng kể phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều vùng đất nước.

2.Hạn chế và nguyên nhân.

2.1.Những hạn chế làm ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nghành mía đường 2.1.1.Về nguyên liệu.

-Vùng mía nguyên liệu phát triển còn mang nhiều yếu tố tự phát,không theo quy hoạch và kế hoạch,đã làm ảnh hưởng dây truyền tới hiệu quả sản xuất và chế biến đường.

-Những tồn tại trong thâm canh mía nguyên liệu còn khá phổ biến ở nhiều nơi,nhiều vùng,nên sản lượng mía thấp và hiệu quả sản xuất mía không cao.

-Năng suất và chất lượng mía nguyên liệu còn thấp và phổ biến ở đa số các vùng,bình quân chung cả nước đạt khoảng 51-55 tấn/ha,chữ đường đạt khoảng 10,1 CCS.

Năng suất và chữ đường mía nguyên liệu của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất mía lớn như Braxin,Ấn Độ,Úc,Thái Lan.Công tác tổ chức quản lý,xây dựng vùng mía nguyên liệu còn bộc lộ nhiều yếu kém,hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ và tương xứng với sự phát triển của vùng nguyên liệu và nhà máy.

-Mối quan hệ giữa NMĐ và người trông mía chưa thật chặt chẽ cả về cơ chế lẫn lợi ích.Phương thưc thu mua mía và giá cả chưa linh hoạt,chưa tạo được động lực khuyến khích nông dân trồng mía bán cho NMĐ.

2.1.2.Về quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của các NMĐ

Còn nhiều tồn tại và hạn chế,nhìn chung quản lý còn yếu kém,chậm đổi mới về năng lực lãnh đạo,thiếu năng đông,công tác đào tạo cán bộ,đào tạo lao động lành nghề không được chú ý,chậm phát triển và mở rộng quy mô các loại sản phẩm sau đường và bên

cạnh đường,công tác tiếp thị và xúc tiến thương mại còn yếu,… đưa tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp,có nhiều NMĐ thua lỗ.

2.1.3.Về sản xuất kinh doanh của nhiều nhà máy,công ty đường thiếu hiệu quả

Do 1 số nhà máy thường vào vu sớm trong khi mía chưa chín,nên gây ra lãng phí nguyên liệu,giảm hiệu suất thu hồi đường.Việc tranh mua nguyên liệu đã đẩy giá thu mua nguyên liệu lên cao nhất ở khu vực ĐBSCL,Phú Yên,Đăk Lăk,Nghệ An

Hiệu suất ép,hiệu suất tổng thu hồi đường của nhiều nhà máy còn thấp.Một số NMĐ chưa làm chủ thiết bị nối hơi,dẫn đến số lần hư hỏng nhiều,kinh phí phải sửa chữa tốn kém.Thiết bị máy móc vận hành chưa tối ưu.Chất lượng sản phẩm đường chưa cao(như ở Sơn La,Thới Bình) thể hiện qua cỡ hạt,độ ẩm và màu,nên giá bán thường thấp hơn giá bán sản phẩm cùng loại,hiệu quả kinh tế thấp.

Các nhà máy đường,nhất là các NMĐ nhỏ và thiếu vốn lưu động,phải bán đường vào thời điểm giá thấp.Khi nhà máy ngừng sản xuất,giá bán đường tăng thì không còn đường để bán.

Hệ thống đại lý bán sản phẩm của các NMĐ tại các điểm nhỏ ít được triển khai,chủ yếu vẫn bán buôn đường cho các Công ty thương mai,nhiều khi dễ xảy ra đầu cơ,tăng giá,thiệt hại cho người tiêu dung,nhưng NMĐ và nông dân cũng không được hưởng lợi.Công tác quảng cáo,tiếp thị sản phẩm yếu,đường đóng túi lẻ cũng chưa được quan tâm.

Hiện tượng sử dụng bao bì,hóa đơn của nhà máy để quay vòng,đóng đường nhập lậu còn diễn ra tại nhiều nơi,gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường.

Giai đoạn 2001-200,phần lớn các NMĐ đều thua lỗ,do giá bán đường xuống thấp(có thời gian khoảng 3000 đ/kg thấp hơn cả giá thành).Mặt khác,do lãi suất vay tín dụng cao,khấu hao thiết bị lớn,nên nhiều nhà máy đường thua lỗ kéo dài.

Từ năm 2004 đến nay,do được xử lý các khó khăn tài chính theo QĐ 28 của Thủ tướng CP nên giá bán đường tăng và giữ ở mức cao,nhiều nhà máy đường đã có lãi.Tuy nhiên,phần lãi chỉ bù đắp 1 phần số lỗ do các vụ trước để lại,vẫn còn nhiều nhà máy lỗ do thiều nguyên liệu cho sản xuất.Số tiền lỗ lũy kế của các nhà máy vẫn còn nhiều.

2.2.Nguyên nhân của những hạn chế. 2.2.1.Nguyên nhân khách quan.

-Các NMĐ đa số là đặt ở những vùng nông thôn,ở vùng sâu,vùng xa,hạ tầng cơ sở còn kém,nên chi phí cao,thiếu vốn đầu tư,ruộng đất còn manh mún,nông dân còn nghèo. -Biến động của điều kiện khí hậu,thời tiết bất lợi và giá mía nguyên liệu thấp,không ổn định đã gây nhiều khó khăn cho người trồng mía và các NMĐ.

-Cơ cấu vốn của các NMĐ chưa hợp lý,toàn bộ vốn đầu tư là vốn vay.Vốn sản xuất vay với lãi cao,vì thế khấu hao và lãi phải trả chiếm tỷ trong lớn,làm giá thành sản xuất ngày 1 cao.

-Thị trường tiêu thụ có quá nhiều biến động bất lợi,giá đường thế giới giảm mạnh,không ổn định,hậu quả là nhiều nhà máy đường bị thua lỗ lớn.

2.2.2.Nguyên nhân chủ quan.

-Quy hoạch của 1 số nhà máy và vùng nguyên liệu chưa phù hợp với điều kiện thực tế.Một số nhà máy không có quy hoạch vùng nguyên liệu dẫn đến phân tán và tranh chấp mua mía nguyên liệu giữa các NMĐ.

-Công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng và thâm canh mía,cũng như cải tiến thiết bị chế biến đường chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra.

-Chậm đổi mới công tác tổ chức điều hành,chưa kịp thời đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật,quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh còn nhiều tồn tại và yếu kém;quan hệ giữa nhà máy và nông dân chưa chặt chữ,đặc biệt là về lợi ích kinh tế,tỷ lệ sử dụng công suất máy thấp.

-Thiếu sự điều hành chặt chẽ và thống nhất trong sản xuất,tiêu thụ và dự báo thị trường của nghành mía đường.

Ngoài ra,còn 1 nguyên nhân quan trọng đó là công tác quản lý nguồn vốn vay chưa thực sự hợp lý,dẫn đến tình trạng sư dụng nguồn vốn vay mua săm thiết bị phục vụ cho đầu tư mới hoặc đầu tư lại chưa phát huy hết tác dụng,tình trạng tham nhũng vốn của nhà nước còn xảy ra nhiều.Sự biến chất của 1 số cán bộ quản lý trong các công ty nhằm trục lợi,làm giàu cho bản thân,xin vốn vay,tham nhũng tiền của Nhà nước.Đề xuất 1 số ví dụ ở các nhà máy đường trong những năm qua về tình trạng này.

Đưa dự án vào nhóm bộ, ngành quản lý rồi … xin “bổ sung” hàng trăm tỷ đồng vốn

Chương trình “1 triệu tấn mía đường” là một trong những chương trình kinh tế lớn của Chính phủ. Nhưng do thực hiện thiếu đồng bộ, thiếu kế hoạch, quy hoạch tổng thể, thiếu sự phối hợp nên đã xảy ra sai phạm ở rất nhiều khâu của quá trình đầu tư. Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy, trong quá trình thực hiện đầu tư, tình trạng sai phạm phổ biến và nghiêm trọng đã diễn ra. Nhiều chủ đầu tư đã không thực hiện đấu thầu các hạng mục hoặc chỉ đấu thầu một cách hình thức để tiến tới hợp pháp hoá việc chỉ định thầu. Dù là chương trình kinh tế lớn của Chính phủ, nhưng việc triển khai đã không có kế hoạch, quy hoạch tổng thể. Lợi dụng việc này, lãnh đạo nhiều địa phương đã xin làm dự án mía đường và để được các cơ quan có thẩm quyền thuộc Chính phủ chấp nhận, họ đã tìm cách tính giảm tổng mức đầu tư của dự án, tính toán khấu hao trong một thời gian ngắn để “xếp” dự án vào nhóm B, C, là nhóm dự án do cấp Bộ và UBND các tỉnh có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được duyệt, các địa phương mới tiến hành xin điều chỉnh tăng vốn bổ sung. Mánh khoé lách luật này xảy ra tương đối phổ biến. Kết cục là, tiền Nhà nước “tuôn” như suối chảy, rất nhiều dự án nhà máy đường phải điều chỉnh nhiều lần, tăng đến 60, thậm chí 100% tổng vốn đầu tư. Ví dụ, Nhà máy đường Phụng Hiệp, tăng từ 134,2 tỷ đồng lên đến hơn 210,362 tỷ đồng; Nhà máy đường Linh Cảm tăng từ 98,4 tỷ lên đến 122,6 tỷ; Nhà máy đường Vị Thanh tăng từ 81,3 tỷ lên đến 173,6 tỷ; Nhà máy đường Trị An tăng từ 97,3 tỷ đồng lên đến 161,1 tỷ đồng; Nhà máy đường Bến Tre từ 95,2 tỷ tăng lên 157 tỷ đồng…

Cùng với thua lỗ triền miên là món nợ khổng lồ!

Trong tổng số nợ khổng lồ, có tới khoảng 1.000 tỷ đồng vay nợ nước ngoài và dù đã đi vào “sản xuất kinh doanh”, đa số các doanh nghiệp vẫn không trả được nợ nước ngoài, buộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên toàn quốc phải đứng ra trả thay khoản nợ bảo lãnh và cho vay nhận nợ bắt buộc của 16 doanh nghiệp với số nợ vượt trên 17,4 triệu USD. Có thể nói, triển khai thực hiện chương trình mía đường, đại đa số các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ triền miên. Đến hết năm 2002, lỗ luỹ kế của 36 doanh nghiệp vượt con số 2.000 tỷ đồng. Rất nhiều nhà máy sau một số năm hoạt động đã lỗ trên 50% vốn đầu tư, thậm chí nhiều nhà máy lỗ trên 100% vốn đầu tư. Trong số đó, Nhà máy đường Kiên Giang lỗ 170,6 tỷ trên tổng vốn đầu tư 161,1 tỷ; Nhà máy đường Quảng Bình lỗ 136,6 tỷ/141,1 tỷ tổng vốn; Nhà máy đường Sơn Dương

lỗ 119,6 tỷ/107,8 tỷ tổng vốn. Cả nước có 42 nhà máy đường, thì chỉ có 29 nhà máy hoạt động trên 80% công suất thiết kế; 8/42 nhà máy chỉ đạt từ 50 – 80% công suất. Cá biệt, có tới 5 nhà máy (Cam Ranh, Bình Thuận, Quảng Bình, Trị An, Quảng Nam) đạt dưới 50% công suất thiết kế. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thua lỗ kể

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w