Tác động của tự do hoá thương mại và khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam khi hội nhập quốc tế:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 59 - 61)

I. Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam:

3. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh đã hội nhập quốc tế:

3.4.3. Tác động của tự do hoá thương mại và khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam khi hội nhập quốc tế:

đường Việt Nam khi hội nhập quốc tế:

Để đánh giá tác động của tự do hoá thương mại (TĐHTM) và hội nhập tới ngành mía đường Việt Nam, dự án MISTA (Dự án nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động xã hội của ngành công nghiệp mía đường trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Bộ NN & PTNT năm 2005), đã áp dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua Mô hình mô phỏng chính sách "MOVISUT" ( Model of Vietnam Sugar Trade), với rất nhiều lượng thông tin được cập nhập, xử lý dự án đã rút ra một số nhận xét như sau:

a. Giai đoạn 2005 - 2010 ngành Mía đường Việt Nam chủ yếu sản xuất cung cấp cho nội tiêu, cạnh tranh tồn tại ở thị trường nội địa, mức sản xuất bằng hoặc thấp hơn nhu cầu tiêu dùng đường trong nước (do dân số tăng và mức thu nhập và đời sống của dân cư được cải thiện không ngừng).

b. Chính sách Tỷ giá hối đoái (TGHĐ), có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết tác động của giá cả trên thị trường quốc tế, nó có thể làm hạn chế hoặc ngược lại làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của biến động giá trên thị trường thế giới. Vai trò của

TGHĐ, có thể sử dụng như một công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường trong nước trong bốí cảnh tham gia hội nhập quốc tế.

c. Giai đoạn 2011 - 2020 do quy mô dân số và GDP sẽ liên tục tăng mạnh nên lượng cầu về đường trong nước cũng không ngừng tăng với mọi biến động giá thị trường. Ngành mía đường Việt Nam có thể sẽ không đủ khả nằng để đáp ứng hết nhu cầu tiêu dùng với mức giá cạnh tranh khi hội nhập nên có thể phải nhập khẩu đường.

Đến năm 2010 mục tiêu chủ yếu của ngành mía đường là tăng khả năng cạnh tranh nội địa, cần phải đạt 3 yêu cầu:

- Chính sách của Chính phủ không tạo cho bất cứ doanh nghiệp nào trong ngành có lợi thế hay bất lợi thế một cách không bình đẳng.

- Việc đưa ra quyết định đầu tư phải tính đến trách nhiệm đối với các khoản thua lỗ tạo ra và lợi nhuận thu được.

- Các cản trở (nếu có) đối với việc xâm nhập của một doanh nghiệp vào ngành là rất it. Trong quá trình hội nhập, ngành sản xuất đường của Việt Nam dự báo chịu sự cạnh tranh của: Thái Lan (nằm trong khu vực) và Brazil, Australia là những nước sản xuất đường lớn nhất trên thế giới.

- Nếu thuế nhập khẩu thương mại đường trong ASEAN giảm xưống còn 5% thì Thái Lan là một mối đe doạ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng những NMĐ lớn với chi phí thấp có thể cạnh tranh được với đường Thái Lan. Sự cạnh tranh sẽ giảm đi nếu mía của họ được sử dụng để sản xuất cồn.

- Cạnh tranh quốc tế bắt nguồn từ các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, đặc biêt là Brazil, vì chi phí giá thành sản xuất đường thấp, khi chấp nhận được chi phí hậu cần và thuế nhập khẩu thì đường của họ sẽ cạnh tranh với đường của chúng ta ngay tại địa bàn Việt Nam.

Đối với ngành công nghiệp đường trong quá trình hội nhập quốc tế cần phải đáp ứng các yêu cầu:

- Đạt được quy mô kinh tế có hiệu quả ở các nhà máy đường, sau khi thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Chính phủ và tận dụng cơ hội giá đường thế giới đang cao. - Các nhà máy đường giúp nông dân trồng mía tăng năng suất, sản lượng, tăng khả năng cạnh tranh.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đa dạng các loại sản phẩm để có thu nhập cao hơn.

Theo yêu cầu trên, thời gian đầu cần phải cung cấp có một khoản hỗ trợ cho thay đổi cơ cấu để cải thiện được quá trình hoạt động của nông dân như: việc áp dụng những hoạt động sản xuất mới, cải thiện các cơ sở, trang thiết bị thuỷ lợi, đào tạo, đa dạng sản phẩm, giảm chi phí...

Tóm lai: Khi hội nhập quốc tế, mặc dù sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp song ngành mía đường vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh thấp, chưa có thể tạo ra những đột biến lớn. Những NMĐ có công suất nhỏ chi phí sản xuất cao, hiệu quả kém đứng trước nguy cơ phải ngừng hoạt động.

II. Quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành mía đường tới năm 2010 và tầm nhìntới năm 2020:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w