Tình hình ứng dụng và phát triển năng lượng gió trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 43 - 46)

II. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ 2.1 Khái quát về năng lượng gió

2.5 Tình hình ứng dụng và phát triển năng lượng gió trên thế giớ

Hiện nay, đầu tư vào năng lượng bền vững trải rộng trên tất cả các lĩnh vực công nghệ hàng đầu gồm năng lượng gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học, sinh khối và chất thải. Trong đó lĩnh vực năng lượng, năng lượng gió thu hút đầu tư lớn nhất (chiếm 38% tổng mức đầu tư), tiếp theo đó là các loại nhiên liệu hóa thạch (26%) và năng lượng mặt trời (16%).

Hình 2.6: Cơ cấu sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo toàn cầu năm 2007

Nguồn: GWEC

Năm 2007, công suất phong điện toàn cầu tăng 27% (đạt 59.100 MW), nghĩa là tăng gấp 12 lần so với thập kỷ trước, khi đó công suất phong điện chỉ ở mức 7000MW. Gió là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 29% trong thập kỷ qua; cũng trong thời gian này, than tăng 2,5%/năm, năng lượng hạt nhân tăng 1,8%/năm, khí tự nhiên tăng 2,5%/năm va dầu tăng 1,7%/năm. Những tiến bộ về công nghệ có tính đột phá trong thời gian qua đã giúp giảm 30% giá thành điện gió trong vòng 12 năm, đồng thời tăng công suất, hiệu quả, và độ tin cậy của các trạm điện gió. Về giá trị kinh tế, thị trường điện gió toàn cầu năm 2007 đạt giá trị 37 tỉ USD trong việc chế tạo các thiết bị và thu hút 50.2 tỉ USD tổng số vốn đầu tư.

Hình 2.7: Sản lượng điện gió được lắp đặt trên thế giới 1996-2007

Nguồn: GWEC 1.3% 9.4% 16.7% 72.3% 0.3% 0.2% Thủy điện Địa nhiệt Điện gió Khí chôn lấp rác thải NL mặt trời Khí sinh học 6.1 7.6 10.2 13.6 17.4 23.9 31.1 39.43147.62 59.091 74.051 93.864 0 20 40 60 80 100 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GW

Hình 2.8: Sản lượng điện gió dự đoán đến cuối năm 2012 tại các khu vực

Nguồn: GWEC

Trong 5 thị trường gió lớn nhất thế giới năm 2007, Ðức là nước sản xuất hơn một phần ba năng lượng gió trên toàn thế giới (22.3 GW), tiếp theo là Mỹ (16.8 GW), Tây Ban Nha (15.1 GW), Ấn Độ (7.8 GW) và Trung Quốc (5.9 GW). Cuộc cách mạng năng lượng gió ở Ðức bắt đầu năm 1991. Chương trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo được Chính phủ Ðức thông qua và chính thức có hiệu lực từ tháng 4 năm 2000. Hiện nay, ở Ðức có hàng chục công ty khai thác năng lượng từ sức gió, đứng đầu là Công ty Enercon. Hiệp hội Năng lượng gió của Ðức cho biết, tới năm 2010, năng lượng gió sẽ bảo đảm cung cấp khoảng 10% nhu cầu điện của nước này. Cơ quan Năng lượng Ðức đề ra mục tiêu đến năm 2015 sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo chiếm 20% tổng sản lượng điện quốc gia, trong đó 35 nghìn MW điện được sản xuất từ sức gió.

Châu Âu vẫn đứng đầu thế giới về sản lượng điện bằng sức gió với công suất lắp đặt là 40.500 MW, chiếm tới 2/3 sản lượng điện gió toàn thế giới. Lượng điện tạo ra bằng sức gió đủ để đáp ứng nhu cầu của 40 triệu người dân. Theo kế hoạch của tổ chức chức Năng lượng gió Châu Âu, mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện gió sẽ đạt 94,8 GW, chiếm 12,1% tổng sản lượng điện năng của thế giới và 195 triệu người, tức một nửa số dân châu lục này, có thể sử dụng điện từ gió. Các kế hoạch phát triển các trạm điện gió ngoài thềm lục địa cũng đang được tiến hành để lợi dụng gió biển và ước tính sẽ chiếm trên 40% sản lượng điện gió tương lai của Châu Âu. Cũng theo dự đoán này thì năng lượng gió sẽ tăng dần và vượt qua nhiều nguồn năng lượng truyền thống nhưng tiềm ẩn rủi ro cao như điện hạt nhân và thủy điện lớn, và vào

102 GW51% 51% 61.3GW 30% 27.5GW 14% 3GW 1% 3.5GW 2% 4.5GW 2% Châu Âu Mĩ Châu Á

Mĩ Latinh & Caribê Thái Bình Dương

năm 2030 năng lượng gió sẽ trở thành nguồn năng lượng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, chỉ đứng sau nhiệt điện.

Tổ chức Năng lượng Gió Thế giới (GWEC) cũng đưa ra những dự báo đến năm 2020 sản lượng điện gió là 149,5 GW, tăng gấp đôi so với sản lượng hiện nay, chiếm tới 12% trong tổng sản lượng điện năng của thế giới. Để đạt được mục tiêu này, thế giới sẽ đầu tư khoảng 100 tỷ USD mỗi năm vào điện gió, đồng thời tạo ra 2,3 triệu việc làm và giảm được một lượng đáng kể khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Chi phí lắp đặt điện gió giảm xuống còn khoảng 600 USD trên một đơn vị kW công suất và giá điện thương phẩm sẽ dưới 3 USD/kWh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w