Giới thiệu chung về dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 55 - 56)

II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1 BÌNH THUẬN

2.1 Giới thiệu chung về dự án

Tên dự án: Dự án đầu tư XDCT Phong điện 1- Bình Thuận (REVN 1-BIT)

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN).

Địa điểm: Xã Bình Thạnh, xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Qui mô sử dụng đất: 1500 ha (giai đoạn I là 350ha, giai đoạn mở rộng là 1150ha)

Mục tiêu đầu tư:

− Tự xây dựng và quản lý một nhà máy điện độc lập (IPP) sử dụng năng lượng gió để phát điện, hòa với lưới điện quốc gia thông qua hợp đồng mua bán điện với EVN.

− Sử dụng năng lượng sạch để sản xuất điện nhằm góp phần giảm các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về năng lượng của nền kinh tế.

− Giải quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất và tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh Bình Thuận và Nhà nước.

Qui mô đầu tư: Giai đoạn I là 30 MW và nâng lên 120 MW trong giai đoạn mở rộng. Giai đoạn I sẽ phân kỳ thành 2 bước: Bước 1 với công suất 7.5 MW và bước 2 với công suất 22.5 MW. Trong giai đoạn I lắp đặt 20 tua bin gió, mỗi tua bin có công suất 1.5 MW, 1 trạm biến áp 22/110kV-2X2.5 MVA và đường dây 11kV- 2

mạch dài 1.5 km để đấu nối dự án với lưới điện quốc gia 110 kV Phan Rí-Ninh Phước.

Hạ tầng cơ sở gồm: Nhà văn phòng, Nhà điều hành, Nhà phân phối và điều khiển, đường giao thông nối từ Quốc lộ 1A vào dự án, đường giao thông nội bộ, nhà xưởng, kho bãi, hệ thống điện, hệ thống mương cáp điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điều khiển và hệ thống bảo vệ cho toàn bộ dự án.

Phương thức đầu tư: Theo phương thức B.O (Xây dựng- Khai thác)

Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư tự xây dựng và quản lý vận hành theo hình thức kinh doanh một nhà máy điện độc lập (IPP). Nhà máy nằm trong hệ thống điện quốc gia, hòa với lưới điện quốc gia thông qua hợp đồng mua bán điện dài hạn với EVN.

Phương án giải phóng mặt bằng: Việc tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng sẽ do chủ đầu tư kết hợp với địa phương thực hiện. Giai đoạn I tiến hành kiểm đếm, đền bù giải phóng mặt bằng 360ha, giai đoạn tiếp theo kiểm đếm, đền bù 1150ha còn lại. Việc kiểm đếm, tính giá đền bù được thực hiện theo qui định hiện hành của nhà nước.

Nguồn vốn đầu tư:

− Vốn tín dụng: 85% tổng mức đầu tư.

− Vốn chủ sở hữu và tự huy động nội bộ: 15% tổng mức đầu tư, không tính lãi suất.

Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 817.353.616.385 VND

Tiến độ thực hiện: Giai đoạn I: 18 tháng (6/2007-12/2008)

Giai đoạn mở rộng: 36 tháng (1/2009-12/2011)

Thời gian khấu hao thiết bị: 13 năm

Dự án do công ty KEMCO (Korean Energy Management Corporation_ Tập đoàn quản lý năng lượng Hàn Quốc) làm DOE và đã được DNA của Việt Nam phê duyệt vào ngày 08/08/2008. Hiện tại, dự án đang trình đăng ký CDM tại EB vào ngày 06/04/2009.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w