Tính toán lượng giảm phát thải khí nhà kính của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 67 - 71)

II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1 BÌNH THUẬN

2.6 Tính toán lượng giảm phát thải khí nhà kính của dự án

Lượng giảm phát thải GHGs của dự án được tính theo kịch bản đường cơ sở. Kịch bản đường cơ sở là lượng điện mà dự án cấp lên lưới điện Quốc gia thay thế cho lượng điện phát ra bổ sung bởi các nhà máy nhiệt điện chạy than, dầu trên lưới.

Vì dự án này có công suất 30 MW trong giai đoạn 1 nên theo qui định của UNFCC, dự án này không thuộc dự án công suất nhỏ (dưới 15MW). Do đó, tính toán lượng giảm GHGs của dự án dựa trên phương pháp luận đường cơ sở theo tài liệu ACM0002 của UNFCC “Phương pháp luận đường cơ sở cho các dự án phát điện đấu nối với lưới điện từ nguồn năng lượng tái tạo” phiên bản 9 (EB 45).

Theo tài liệu ACM0002, đối với dự án năng lượng tái tạo mới có đấu nối điện lưới quốc gia, chưa hề tồn tại trước đó thì phải lượng giá “biên kết hợp” theo hướng dẫn của “Công cụ lượng hóa hệ số phát thải của lưới điện” phiên bản 1, Báo cáo của EB35, Phụ lục 12.

Phát thải đường cơ sở (BEy) là tích của hệ số phát thải đường cơ sở (EFgrid,CM,y) được tính ở trên với sản lượng điện mà dự án cấp lên lưới điện quốc gia (EGy), như công thức được cho ở dưới đây:

BEy = EGy * EFgrid,CM,y

Trong đó: BEy:Phát thải đường cơ sở trong năm y (tCO2/năm)

EGy:Nguồn điện của dự án lên lưới Quốc gia (MWh)

EFgrid,CM,y:Hệ số phát thải CO2 biên kết hợp đối với nguồn điện cấp cho lưới trong năm y (tCO2/MWh)

Hệ số phát thải đường cơ sở (CM hay EFgrid,CM,y) được tính là “biên kết hợp”, bao gồm sự kết hợp giữa “biên vận hành” (OM) và “biên xây dựng” (BM) theo phiên bản mới nhất “Công cụ tính toán hệ số phát thải hệ thống điện”.

• Biên vận hành xấp xỉ (OM) là những phát thải trung bình đơn vị (kgCO2/kWh) của tất cả những nguồn cung cấp vụ hệ thống như thủy điện, địa nhiệt, gió, sinh khối chi phí thấp, điện hạt nhân và điện mặt trời.

• Biên xây dựng (BM) là những phát thải trung bình đơn vị (kg CO2/kWh) của những sự bổ sung công suất gần đây đến hệ thống, những sự bổ sung công suất được xác định như một nhà máy xây dựng gần đây nhất (MWh) chiếm 20% sản lượng điện của những nhà máy điện đang tồn tại hoặc 5 nhà máy điện được xây dựng gần đây nhất.

Tính toán giảm phát thải GHGs tuân theo các bước sau đây:

Bước 1. Xác định hệ thống điện phù hợp: Nguồn điện năng từ nhà máy sẽ

được cấp cho lưới điện Quốc gia, lưới điện duy nhất tồn tại ở Việt Nam.

Bước 2:. Lựa chọn phương pháp (OM) biên vận hành: phương pháp biên vận

hành đơn giản được sử dụng để tính toán.

Bước 3: Tính toán hệ số phát thải biên vận hành theo phương pháp được chọn (EFgrid,OM,y): Hệ số phát thải biên vận hành đơn giản được tính dựa trên mức tiêu thụ nhiên liệu và sản lượng điện thực tế của mỗi nhà máy/đơn vị.Công thức tính biên vận hành đơn giản như sau:

EFgrid, OMđơngian,y = ( ) EG EF EG y m m m y ELm y , , , , . ∑

Trong đó: EF grid, OMđơngian,y: Hệ số phát thải CO2 biên vận hành đơn giản trong năm y (tCO2/MWh)

EGm,y: Sản lượng điện cung cấp cho lưới của nhà máy m trong năm y (MWh)

EFEL,m,y: Hệ số phát thải CO2 của nhà máy m trong năm y (tCO2/MWh)

m: Tất cả các nhà máy điện /đơn vị cấp lên lưới trong năm y trừ các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu rẻ/đơn vị

y: Dựa theo số liệu thống kê sẵn có 3 năm gần đây nhất ở thời điểm đệ trình CDM- PDD cho DOE (phương án tối ưu)

Tính toán hệ số phát thải biên vận hành đựợc thực hiện theo phương án tối ưu sử dụng các số liệu chính thức sẵn có về tiêu thụ nhiên liệu và sản lượng điện năng từ các nhà máy cấp lên lưới điện Quốc gia trong giai đoạn 3 năm gần đây 2005-2007 (EGm,y) và hệ số phát thải danh định IPCC 2006 (EFEL,m,y), theo công thức ta được kết quả sau:

Bảng 3.1: Tổng sản lượng điện và tổng phát thải CO2 của các nguồn điện Việt Nam giai đoạn 2005-2007

2005 2006 2007

Tông phát thải CO2 từ lưới điện

Việt Nam (tCO2) 24.622.960 26.661.504 29.258.143 Tổng sản lượng điện GWh 36.714 40.789 46.192

Nguồn: Qui hoạch điện VI

EFOM= 1000 * 46.192 1000 * 40.789 1000 * 36.714 29.258.143 26.661.504 24.622.960 + + + + = 0,65114tCO2/MWh

Theo kết quả tính, biên vận hành đơn giản là: 0,65114 tCO2/MWh

Bước 4: Xác định nhóm đơn vị điện năng cho biên xây dựng

Đối với hoạt động dự án, nhóm đơn vị điện năng m được dùng để tính toán biên xây dựng bao gồm những sự bổ sung công suất vào hệ thống lưới điện quốc gia, chiếm 20% sản lượng của hệ thống (MWh) và đã được xây dựng gần đây nhất.

Biên xây dựng được xác định bằng những phát thải đơn vị (tCO2/MWh) của các nhà máy điện điển hình theo công thức sau:

EFgrid, BM,y=

Trong đó: EFgrid,BM,y: Hệ số phát thải CO2 biên xây dựng trong năm y (tCO2/MWh)

EFEL,m,y: Hệ số phát thải CO2 của đơn vị điện năng m trong năm y (tCO2/MWh)

m: Đơn vị điện năng trong biên xây dựng

y: Số liệu thống kê sản lượng điện những năm gần đây nhất

Hệ số phát thải biên xây dựng (EFgrid,BM,y) được tính theo Phương án 1, dựa trên số liệu sản lượng điện của nhóm các nhà máy điện điển hình m được dùng để tính toán biên xây dựng bao gồm những sự bổ sung công suất vào hệ thống lưới điện Quốc gia, chiếm 20% sản lượng của hệ thống (MWh) và đã được xây dựng gần đây nhất.

Bảng 3.2: Nguồn bổ sung công suất vào lưới Quốc gia chiếm 20% tổng công suất của hệ thống (GWh) và được xây dựng gần đây nhất

Nhà máy Năm vận hành Công suất đặt (MW) Sản lượng (GWh) Tiêu thụ nhiên liệu (GJ) Loại nhiên liệu Phát thải CO2 (tCO2)

Quảng Trị 2007 64 64 0 Thủy điện 0

Suối Sắp 2 2007 14,4 30,42 0 Thủy điện 0

Cái Lân 2007 35 81 1.314.911,85 Dầu diezel 97.434,97 Cà Mau 2007 250 691 9.522.168,76 Tua bin khí 534.227,33 Uông Bí 2 2007 300 520 8.199.703.77 Than 806.030,88

Sê San 3 2006 260 1130 0 Thủy điện 0

Srôkphumi

êng 2006 51 252 0 Thủy điện 0

Sê San 3A 2006 54 345 0 Thủy điện 0

Cao Ngạn 2006 100 445 05.390731.51 Than 529.908,91 Đạm Phú

Mỹ 2006 21 150 2.067.171,22 Tua bin khí 115.968,31

Cần Đơn 2004 78 361 0 Thủy điện 0

Na Dương 2004 110 744 9.012.818,52 Than 88.596,01 Formosa 2004 160 1113 16.307.815,44 Than 1.542.719,34 ( ) ∑ ∑ − m my m EG EF EGm y ELm y , , , ,

Phú Mỹ 4 2004 468 1971 24.062.066,18 Tua bin khí 1.349.881,91 Phú Mỹ

2-2 2004 733 5004 38.530.957,97 Tua bin khí 2.161.586,74 Phú Mỹ 3 2003 733 3883 29.899.222,58 Tua bin khí 1.677.346,39

Tổng 3431,40 16.784,42 144.308.167,79 8.903.700,78

Nguồn: Quy hoạch VI của Điện lực Việt Nam

EFBM = 16.784,428.903.700, *100078 = 0,53047 tCO2/MWh

Hệ số phát thải biên xây dựng sẽ là 0,53047 tCO2/MWh.

Bước 6: Tính toán hệ số phát thải đường cơ sở biên kết hợp EFgrid,CM,y

Hệ số phát thải đường cơ sở EFgrid,CM,y được tính toán như là trung bình của hệ số phát thải biên vận hành và hệ số phát thải biên xây dựng.

EFgrid, CM,y = EF grid, OM,y * WOM + EFgrid, BM,y * WBM Trong đó: wOM: Trọng số phát thải biên vận hành (%)

wBM: Trọng số phát thải biên xây dựng (%)

Theo qui định của UNFCC, đối với dự án điện gió: WOM=0.75, WBM=0.25 Hệ số phát thải carbon của lưới điện Việt Nam được tính như sau:

EF = 0,75 * 0,65114 + 0,25 * 0,53047 = 0,620973 tCO2/MWh

Hệ số phát thải carbon của lưới điện Việt Nam sẽ là 0,620973 tCO2/MWh.

Xét trường hợp dự án Phong điện 1-Bình Thuận, sản lượng điện của dự án là 92.000 MWh, coi phát thải của dự án và lượng phát thải rò rỉ dự án đều bằng 0 nên tổng lượng giảm phát thải GHGs hàng năm của dự án là:

BEy = EGy (MWh) * EFy (tCO2/MWh)

= 92.000 (MWh) * 0,620973 (tCO2/MWh) = 57.129,52 tCO2

Như vậy tổng lượng giảm phát thải GHGs hàng năm của dự án là 57.129.520

kgCO2

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w