DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1 BÌNH THUẬN I GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TUY PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 53 - 55)

II. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ 2.1 Khái quát về năng lượng gió

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1 BÌNH THUẬN I GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TUY PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN

I. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TUY PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN

1.1. Vị trí địa lý

Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam của khu vực Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý từ 10033’42’’ đến 11033’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107023’41’’ đến 108052’42’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.

Huyện Tuy Phong là một huyện phía bắc của tỉnh, giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía Đông và Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), phía Tây giáp huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) và huyện Bắc Bình (Ninh Thuận). Huyện nằm trên 2 trục giao thông chính: Quốc lộ 1A (dài 43 km) và đường sắt Bắc- Nam (dài 38 km). Tuy Phong nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km, với Nha Trang là 165km, và thành phố Đà Lạt là 250km.

Chiều dài đường bờ biển của Tuy Phong tương đối dài với 50 km/192 km đường bờ biển của cả tỉnh Bình Thuận vì cả hai phía Nam và Đông giáp biển.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Bình Thuận là 7.828,5 km, trong đó huyện Tuy Phong chiếm 79.385,54 ha (chiếm 10.13% diện tích toàn tỉnh).

1.2. Điều kiện tự nhiên

1.2.1 Đặc điểm địa hình

Tỉnh Bình Thuận có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình: đồi cát và cồn cát ven biển, đồng bằng phù sa, vùng đồi gò, vùng núi thấp.

Huyện Tuy Phong là huyện có địa hình đa dạng, phức tạp, phần lớn lãnh thổ là đồi núi xen lẫn đồng bằng nhỏ hẹp và các cồn cát ven biển, núi thấp xen lẫn thung lũng ở phía tây, đồng bằng ở phía nam. Địa hình có 4 dạng chủ yếu sau:

• Dạng địa hình núi trung bình và núi cao tập trung ở phía tây và tây bắc, chiếm 70.8% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đặc trưng của dạng địa hình này là mặt đất bị chia cắt mạnh với độ dốc lớn do các dãy núi nối tiếp nhau tạo nên. • Dạng địa hình đồi núi thấp (trung du), chủ yếu ở vùng trung tâm huyện, chiếm

17.1% diện tích toàn huyện. Đặc trưng của dạng địa hình này là các dải đồi lượn sóng và núi thấp, độ dốc tương đối lớn và nền móng địa chất vững chắc. • Dạng địa hình đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven các sông suối lớn trong huyện

(sông Lòng Sông, suối Đá Bạc, sông Lũy...), chiếm 6.9% diện tích toàn huyện, địa hình tương đối bằng phẳng và dễ bị ngập cục bộ trong mùa lũ. • Dạng địa hình đồi cát, bãi cát ven biển, chiếm 4.7% diện tích toàn huyện, kéo

dài từ xã Hòa Phú đến xã Vĩnh Tân, trong đó có những cồn cát di động lấn sâu vào vùng đồng bằng và trung du của huyện như ở xã Chí Công, Bình Thạnh, Hòa Minh...

1.2.2Đặc điểm khí hậu

Bình Thuận nằm trong khu vực Nam Trung Bộ, là khu vực khô hạn nhất trong cả nước, nắng gió nhiều, mưa ít, không có thời gian mây mù kéo dài. Lượng mưa trung bình năm từ 800-1600m, thấp hơn so với trung bình cả nước (1900m). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm và chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu tháng 12 đến tháng 4 hàng năm và chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Các tháng 2,3,4 hầu như không mưa, nắng hạn gay gắt, sông suối khô cạn.

Bình Thuận chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió:

• Gió mùa Đông Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch do ảnh hưởng của không khí lạnh từ Trung Quốc thổi xuống và hiện tượng khí áp thấp tại Bình Thuận cũng như vùng biển Đông, gây nên sự chênh lệch thời tiết, làm tăng cường độ gió, dù không có bão nhưng gió thổi rất mạnh.

• Gió mùa Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 11. Đây là mùa mưa, do sự chênh lệch cường độ khí áp của vùng biển bắc Trung Quốc-Nhật Bản và Nam cực trong mùa thu đông, ảnh hưởng của biển Bình Thuận nên ở đây có sức gió

cao lên tới cấp 4-6, kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, vào thời kì chuyển tiếp, từ tháng 4 dương lịch tới cuối tháng 10, gió Đông Nam thổi nhẹ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 53 - 55)