Tác động của dự án tới môi trường trong thời gian xây dựng dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 60 - 61)

II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1 BÌNH THUẬN

2.4.1. Tác động của dự án tới môi trường trong thời gian xây dựng dự án

Bụi, khí thải và tiếng ồn: Trong quá trình thực hiện dự án, bụi và các loại khí thải CO, CO2, NOx, SOx cũng như tiếng ồn sẽ phát sinh từ hoạt động san lấp mặt bằng; vận chuyển nguyên liệu, thi công xây dựng. Nhìn chung, do khối lượng đào đắp, xây dựng không lớn, thời gian xây dựng ngắn, do đó ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể và có thể kiểm soát được.

Nước thải và chất thải rắn: phát sinh từ nước làm sạch thiết bị, nước mưa, nước sinh hoạt cho công nhân.... Nhìn chung, lượng nước thải này không đáng kể. Chất thải rắn do gạch vỡ, vôi vữa dư thừa, cát, tre, gỗ vụn, vỏ bao bì.. Tác động do chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường và giảm cảnh quan khu vực trong thời gian ngắn xây dựng dự án.

Xã Chí Công

Xã Văn Thạch

Giai đoạn mở rộng 1150 ha

Giai đoạn 1: 350 ha_20 tua bin

Đường ven biển

Quốc lộ 1A

Lưu ý: Ngoài tác động về môi trường, còn có tác động tiêu cực do giải phóng mặt bằng tới đời sống cộng đồng. Để xây dựng thực hiện dự án, tổng diện tích đất giải tỏa thu hồi giai đoạn I là 350 ha gồm có:

• Đất nông nghiệp:

− Đất bằng trồng cây hàng năm: 2.477.303,5 m2 − Đất trồng cây lâu năm khác: 363.235,25 m2 − Đất có rừng trồng sản xuất: 310.623,25 m2 − Đất có rừng trồng sản xuất: 32.917,5 m2 • Đất giao thông: 44.710,75 m2 • Đất chưa sử dụng: 271.209,75 m2 Tổng: 3.500.000 m2

Nguồn: Số liệu tổng hợp của dự án

Tổng số tiền đền bù đã được tính toán trong tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án nhưng các vấn đề xã hội khác liên quan đến việc làm, sinh kế của người dân chưa được xem xét đúng mức. Đáng lưu ý là đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số diện tích đất phải đền bù nên sẽ gây ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng, đặc biệt những hộ dân có đất sản xuất trong diện giải phóng mặt bằng của dự án. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp này là dải đất cát ven biển, một loại đất nghèo nên năng suất nông nghiệp thấp, không đem lại giá trị kinh tế cao từ sản xuất đất nông nghiệp. Ngoài ra, sau khi tiến hành xây dựng tua bin gió, chủ đầu tư có thể hợp tác với người dân tiếp tục canh tác phần diện tích đất dưới các tua bin gió. Ngoài ra, đáng lưu ý là phần đất giải tỏa này không có đất thổ cư nên không có hộ dân nào phải chuyển nhà, di cư. Do đó, các vấn đề xã hội dễ dàng giải quyết hơn qua thỏa thuận giữa chủ đầu tư và cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w