Xuất các khu vực xây dựng điện gió cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 48 - 50)

II. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ 2.1 Khái quát về năng lượng gió

2.6.2 xuất các khu vực xây dựng điện gió cho Việt Nam

Theo nghiên cứu của WB, các khu vực ở Việt Nam có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Khu vực duyên hải miền trung và duyên hải miền nam Việt Nam có khả năng xây dựng các nhà máy điện gió quy mô công

nghiệp, đấu nối vào lưới điện quốc gia. Các vùng huyện đảo và vùng miền núi, nông thôn cũng có khả năng sản xuất điện gió qui mô nhỏ, dùng cho hoạt động dân sinh và sản xuất tại chỗ.

Do ảnh hưởng của gió mùa nên chế độ gió từng vùng cũng khác nhau. Nếu ở phía bắc đèo Hải Vân thì mùa gió mạnh chủ yếu trùng với mùa gió đông bắc, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình, và Quảng Trị. Ở phần phía nam đèo Hải Vân, mùa gió mạnh trùng với mùa gió tây nam, và các vùng tiềm năng nhất thuộc cao nguyên Tây Nguyên, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, và đặc biệt là khu vực ven biển của hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.

Gió ở Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận) không những có vận tốc trung bình lớn, còn có một thuận lợi là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6-7 m/s tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3 - 3,5 MW. Ở cả hai khu vực này dân cư thưa thớt, thời tiết khô nóng, khắc nghiệt, và là những vùng dân tộc đặc biệt khó khăn.

Hình 2.10:Khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên được đánh giá là có tiềm năng năng lượng gió cao tại Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Ở Tây Nguyên, mặc dầu gió không mạnh, nhưng do hệ số năng lượng mẫu k lớn nên tiềm năng tương đối khá, trên cao nguyên thoáng, W có thể đạt 600kwh/m2. Hơn nữa, Tây Nguyên do điều kiện tự nhiên sẵn có rất thuận lợi phát triển kết hợp giữa

năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Một mặt, có thể đa dạng hóa được nguồn năng lượng, kết hợp những nguồn năng lượng truyền thống với những nguồn năng lượng tái tạo sạch với chi phí hợp lý; mặt khác có thể khai thác được thế mạnh, đồng thời hạn chế của mỗi nguồn năng lượng và tận dụng các nguồn năng lượng này trong mối quan hệ bổ sung lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w