2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
2.3.1 Các nguyên nhân thuộc về ngân hàng
- Thứ nhất: Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng
Đây là nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của NHTM. Khi cán bộ tín dụng có thái độ chủ quan, quá tin tưởng vào khách hàng quen của mình mà coi nhẹ khâu kiểm tra, đánh giá người vay, tính khả thi của phương án xin vay…sẽ dẫn đến việc cho vay vượt quá khả năng chi trả của khách hàng. Bên cạnh đó, nếu coi tài sản bảo đảm là điểm xuất phát, là điều kiện tiên quyết khi xét duyệt một khoản tín dụng mà coi nhẹ công tác thẩm định thì có thể ngân hàng đã bỏ lỡ những khoản vay có chất lượng tốt.
Ngoài ra việc đánh giá sai trong khi xem xét các yếu tố pháp lý hoặc không phát hiện được sai sót trong hồ sơ chứng từ cho vay để phát sinh rủi ro tín dụng, cũng có thể là do cán bộ tín dụng có những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, cho vay vì lợi ích cá nhân.
Thứ hai: Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
+ Chính sách tín dụng
Nếu ngân hàng thiếu một chính sách cho vay rõ ràng, hay chính sách cho vay không phù hợp với đặc điểm thực trạng nền kinh tế thì sẽ rất kho khăn cho cán bộ ngân hàng khi tiến hành thẩm định khoản vay. Một chính sách cho vay không đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và đúng đắn sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn và dẫn đến rủi ro tín dụng.
+ Quy trình tín dụng:
Quy trình tín dụng có ỹ nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót khi cho vay và giảm thiểu khả năng sảy ra rủi ro tín dụng. Quy trình tín dụng quy định rõ ràng từng khâu công việc và trách nhiệm cụ thể của các cán bộ tín dụng có liên quan. Nếu quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp ngân hàng có một quy trình cho vay khoa học, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng quản lý khoản vay. Ngược lại, nếu một quy trình tín dụng quá phức tạp sẽ gây ra khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng khi thực hiện.
+ Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng:
Mỗi ngân hàng phải hình thành và đưa vào sử dụng một mô hình đánh giá rủi ro cụ thể để có thể quản lý rủi ro tín dụng một cách thống nhất và hiệu quả. Ngoài ra nếu các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng không được cập nhật với những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội thì mô hình đó cũng không phát huy được hiệu quả và ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.