3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
3.1.1 Những kết quả đạt được
- Tình hình thực hiện tín dụng
Cũng như các ngân hàng khác ở Việt Nam hiện nay, tín dụng vẫn là hoạt động trọng tâm mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Trong năm 2005, thu thập từ hoạt động tín dụng là 76.654,4 triệu VNĐ, chiếm 92% tổng lợi nhuận của ngân hàng.
• Chi tiết về tình hình hoạt động tín dụng của VPBank:
BẢNG 6: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 trọngTỷ Năm 2003 trọngTỷ Năm 2004 trọngTỷ Năm 2005 trọngTỷ
Cho vay ngắn hạn 687.939 65.79% 724.787 47,52% 1.004.349 53,84% 1.407.481 46,69% Cho vay trung & dài hạn 352.856 34,21% 800.425 52,48% 8.610.015 46,16% 1.606.728 53,31%
Tổng dư nợ 1.031.795 1.525.212 1.865.364 3.014.209
Cho vay bằng VNĐ 742.892 72% 1.257.411 82,44% 1.768.348 95,76% 2.910.233 95,54% Cho vay bằng ngoại tệ
(quy đổi sang VNĐ) 288.903 28% 267.801 17,56% 79.016 4,24% 104.302 3,46%
Nguồn: báo cáo thường niên VPBank
Các kết quả đạt được cho thấy dư nợ vay bằng ngoại tệ có xu hướng giảm mạnh so với dư nợ vay bằng VNĐ. Trong năm 2002, dư nợ cho vay bằng VNĐ chỉ gấp khoảng 2.5 lần dư nợ cho vay bằng ngoại tệ nhưng qua các năm con số này đã tăng dần lên 4,69 lần (năm 2003); 22,58 lần (năm 2004) và đặc
biệt trong năm 2005 tỉ lệ cho vay bằng VNĐ gấp trên 30 lần cho vay bằng ngoại tệ. Điều này cho thấy chính sách của ngân hàng trong việc hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, do ngân hàng thường tài trợ các khoản tín dụng ngắn hạn với mục đích bổ sung vốn lưu động hoặc các dự án trung hạn đầu tư sản xuất kinh doanh bằng đồng Việt Nam. Cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện theo đúng quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước và chỉ trong trường hợp khách hàng có giao dịch với đối tác nước ngoài như thanh toán L/ C…nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ vay của ngân hàng.
Về cơ cấu thời hạn nợ, ta thấy tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn không có nhiều biến động đáng kể trong các năm trở lại đây, xoay quanh mức tỷ lệ khoảng 50% cho mỗi loại. Ngoài việc chỉ chủ yếu cho vay các dự án ngắn hạn như tài trợ vốn lưu động, mua sắm các công cụ dụng cụ… với thời gian thu hồi vốn nhanh với tỷ lệ rủi ro thấp, VPBank đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư cho vay các dự án trung và dài hạn. Về cơ cấu trong cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2005 dư nợ cho vay dài hạn là 258 tỷ VNĐ và chỉ chiếm 8,56% tổng dư nợ. Điều này là hợp lý với chính sách tín dụng của VPBank hiện nay trong việc tập trung phát triển trở thành một ngân hàng bán lẻ với các nhu cầu vốn ngắn và trung hạn. Cho vay dài hạn tuy có lợi nhuận cao nhưng độ rủi ro cũng rất lớn và không phải là mục tiêu của ngân hàng trong giai đoạn tăng trưởng hiện nay.
- Tình hình đảm bảo an toàn rủi ro tín dụng
Có thể nói trong những năm gần đây, VPBank đã khá thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với các khoản cho vay, được thể hiện trong bảng số liệu sau:
BẢNG 7 : TÌNH HÌNH DƯ NỢ QUÁ HẠN TẠI VPBANK
Đơn vị: triệu VNĐ
CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng dư nợ 1.525.212 1.865.364 3.014.536
Nợ quá hạn (NQH) 201.327 8.635 22.609
NQH/Tổng dư nợ 13,2% 0,46% 0,75%
( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2003, 2004 và các báo cáo tài chính năm 2005)
Biểu đồ 6: Tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ
0 2 4 6 8 10 12 14 2003 2004 2005 NQH/Tổng dư nợ
Nhìn vào kết quả trên, có thể thấy các khoản nợ quá hạn phát sinh qua các năm tài chính nhìn chung có xu hướng giảm mạnh, từ 201.327 triệu VNĐ trong năm 2003 xuống còn 8.635 triệu VNĐ trong năm 2004 và tăng lên 22.609 triệu VNĐ năm 2005. Mức độ an toàn tín dụng càng được thể hiện rõ hơn khi xét về tỷ lệ giữa các khoản nợ quá hạn phát sinh trong năm tài chính và tổng số dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đột ngột từ 13,2% năm 2003 xuống chưa đến 0,5% trong năm 2004. Có được điều này là nhờ những cải cách mạnh mẽ về chính sách và quy chế cho vay thắt chặt của VPBank
trong những năm vừa qua. Tỷ lệ nợ quá hạn tuy có tăng lên vào năm 2005 ( chiếm 0,75% tổng dư nợ) song vẫn là một tỷ lệ thấp so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn ( Tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt nam tính đến cuối năm 2005 là 4,4%)
Có thể lý giải tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên trong năm 2005 của VPBank không phải xuất phát từ chính sách quản trị rủi ro tín dụng kém hiệu quả của ngân hàng mà do sự thay đổi trong việc phân loại nợ và chuyển nợ quá hạn được quy định theo quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều cua quy chế cho vay của tổ chức tín dụng. Theo quyết định này, tất cả các khoản nợ không được hoàn trả đúng hạn đều bị coi là nợ quá hạn và được trích lập dự phòng rủi ro ngay khi quá hạn
Một số điểm khác biệt giữa quy định mới ( QĐ 127/2005/QĐ-NHNN) và Quy định cũ ( QĐ1627/2001/QĐ-NHNN) về chuyển nợ quá hạn
NỘI DUNG SO SÁNH QUY ĐỊNH CŨ QUY ĐỊNH MỚI
Trả nợ vay, chuyển nợ quá hạn
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nợ vay( vốn, lãi, vốn vay) đến hạn, nếu khách hàng không trả được và không được TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ dư nợ gốc bị chuyển nợ quá hạn.
Ngay sau khi nợ vay đến hạn, nếu khách hàng không trả được TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ dư nợ gốc bị chuyển nợ quá hạn.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ ( gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ).
Nợ vay sau khi được TCTD chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ trong hạn.
Nợ vay sau khi được TCTD chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ quá hạn.
Như vậy quy định mới làm cho tỷ lệ các khoản nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên so với các năm trước, đồng thời tỷ lệ các khoản nợ trong hạn giảm xuống và cơ cấu nợ của ngân hàng theo thời hạn trả nợ có những thay đổi.
Đối với các ngân hàng noi chung và VPBank nói riêng, việc thực hiện theo quy định mới này có cả những ảnh hưởng tối và không tốt. Các khoản nợ quá hạn của ngân hàng sẽ tăng cao hơn khiến cho kết quả hoạt động của ngân hàng không được “đẹp”. Mặt khác, với cách phân loại nợ mới này sẽ đảm bảo cho các ngân hàng một mức an toàn cao hơn trong hoạt động tín dụng.
VPBank trong những năm qua đã xây dựng được một chính sách tín dụng chặt chẽ, là kim chỉ nam cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định 4các dự án xin vay. Quy trình tín dụng được xây dựng hoàn chỉnh, bao gồm các chỉ tiêu đánh giá cả về mặt định tính và định lượng. Cơ chế cho vay theo 3 cấp: nhân viên tín dụng – Phòng phục vụ khách hàng – Ban tín dụng ( hoặc Hội đồng tín dụng ) đã phát huy hiệu quả hết sức tích cực trong việc xét duyệt các khoản vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng, đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống chỉ còn 0,75%, là một trong những ngân hàng có độ rủi ro tín dụng thấp nhất trong toàn hệ thống.
Ngân hàng có một đường lối chiến lược phát triển rõ rệt, có khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp ngoài quôc doanh vừa và nhỏ, có định hướng phát triển trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt nam và tiến tới là toàn khu vực Đông Nam Á. Đối với một ngân hàng thì niềm tin của công chúng là điều quan trọng nhất. Nếu như chỉ khoảng 2 năm trước đây, rất ít người biết đến VPBank thì nay, hình ảnh của ngân hang đã dần chiếm được cảm tình của người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các sản phẩm dịch vụ độc đáo và phong cách làm việc năng động, nhiệt tình, đầy sức sáng tạo của nhân viên VPBank.
Không bị phụ thuộc quá nhiều vào cơ chế, chính sách như các ngân hàng quốc doanh, VPBank luôn chủ động và linh hoạt trong việc xét duyệt các khoản vay, Ngân hàng luôn mặt mục tiêu lợi nhuận cho mình và sự hiệu quả, phát triển cho khách hàng lên trên hết. Tôn chỉ của VPBank là chỉ cho vay đầu tư các dự án có hiệu quả thực sự, có thể tạo ra lợi nhuận cho khách hàng và sự phát triển cho xã hội, tuyệt đối không cho vay các dự án không sinh lời hoặc các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, dù doang nghiệp có đầy đủ tài sản thế chấp.
Với đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ trung, năng động, rất sáng tạo và có óc quan sát thực tế, biết phân tích thị trường, VPBank luôn tạo cho mình những hướng đi hết sức khác biệt so với các ngân hàng khác. Trong khi lượng vốn mà các NHTM đổ vào thị trường bất động sản ( BĐS) hiện vào khoảng 10% tổng lượng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng thì VPBank đã hoàn toàn đứng ngoài cuộc. Theo quan điểm của VPBank, đây là một lĩnh vực cho vay tuy có thể thu được nhiều lợi nhuận song lại hết sức rủi ro và không phù hợp với những tiêu chí cho vay của ngân hàng, khi mà giá đất trên thị trường thực tế chỉ là giá ảo và không tạo ra lợi nhuận thực sự. VPBank tuyên bố không cho vay đầu tư BĐS với mục đích đầu có mà chỉ giới hạn cho vay tiêu dùng mua nhà trả góp. Thực tế đã cho thấy, cách đây 2 năm trở vể trước, thị trường BĐS được coi là khu vực đầu tư hấp dẫn nhất với tỷ suất lợi nhuận trong vòng 1 năm lên tới vai chục phần trăm, thậm chí hàng trăm phần trăm thì đến nay, với sự đóng băng từ cuối năm 2004 trở lại đây, các ngân hàng thương mại đều đang lâm vào tình trạng thực sự khó khăn trong việc thu hồi nợ và phát mại tài sản bảo đảm. VPBank luôn hoạt động linh hoạt và sáng tạo đặc biệt là với những dự án kinh doanh có hiệu quả.