ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VPBANK TRONG

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank) (Trang 41 - 42)

VPBANK TRONG NHỮNG NĂM TỚI

• Tiếp tục định hướng phát triển thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Với chính sách đa dạng hoá các loại hình cho vay cũng như đối tượng cho vay. Tuy nhiên trong chiến lược phát triển của mình, với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam và tiến tới là trong khu vực Đông Nam Á, VPBank cũng đặt cho mình đối tượng khách hàng chủ đạo là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, chiếm tới 55% doanh số cho vay của ngân hàng hiện nay.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Hợp tác xã, Liên minh hợp tác xã, Doanh nghiệp Nhà nước, hoặc hộ kinh doanh cá thể có số vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng và số lao động thường xuyên dưới 300 người.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ( DNVVN) chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp, đóng góp 26% tổng sản phẩm xã hội (GDP), 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá, tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn và 25-26% lực lượng lao động cả nước. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua nộp thuế là 6,4% tổng ngân sách hàng năm.

Sự phát triển của các DNVVN đã góp phần hết sức tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế. Do quy mô nhỏ bé nên các DNVVN rất linh hoạt, dễ thích nghi với các biến động của môi trường kinh doanh. Đó còn là các doanh nghiệp có quyền tự quyết cao và thường có tỷ suất lợi nhuận lớn. Tuy nhiên DNVVN cũng có nhiều mặt hạn chế như vốn ít, trình độ quản lý thấp, hệ thống sổ sách kế toán chưa chuẩn mực và các doanh nghiệp này phần lớn mới chỉ hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w