Nâng cao chất lượng công tác phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank) (Trang 45 - 47)

2. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

2.2 Nâng cao chất lượng công tác phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay

phương án vay vốn.

Thực tế và lý luận đã chứng minh điều quan trọng nhất để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay không phải là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn. Như vậy một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng góp phần khai thông mối quan hệ tín dụng giữa VPBank với các khách hàng là nâng cao trình độ thẩm định phương án vay vốn của VPBank. Nếu làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài sản thế chấp nhưng có phưong án sản xuất kinh doanh hiệu quả có thể vay được vốn ngân hàng, còn ngân hàng thì có thể chủ động trong việc ngăn chặn những dự án tồi và tài trợ cho những dự án tốt một cách có hiệu quả. Nâng cao năng lực thẩm định dự án còn giúp cho VPBank có thể chủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối

ngay từ đầu những ý tưởng đầu tư không khả thi, tiết kiệm chi phí cho cả chủ đầu tư và ngân hàng.

Trong quá trình thẩm định cần tập trung phân tích các vấn đề trọng tâm sau:

- Năng lực pháp lý của khách hàng

Căn cứ để đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng là các giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân như giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp… Các giấy tờ này phải đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ để đảm bảo doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định trong các luật tổ chức hoạt động của loại doanh nghiệp đó như: Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài…

- Năng lực tài chính của khách hàng

Dựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được từ các nguồn bên ngoài, trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, cán bộ tín dụng đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng.

- Hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ

Một điều kiện tiên quyết và không thể thiếu được về VPBank khi xem xét cho vay là dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải có tính khả thi. Một dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh có tính khả thi hay không sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và ngân hàng bỏ vốn cho vay. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả của phương án vay vốn có thể nói là khâu quan trọng nhất trong quá trình thẩm định.

- Phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn - trả nợ của khách hàng

Mỗi dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh khi thực tế đi vào hoạt động sẽ chịu rất nhiều nhân tố tác động từ bên ngoài nên có thể sẽ sai khác đi so với dự tính ban đầu. Vì vậy, để làm tốt công việc này, cán bộ tín dụng phải tổng hợp và phân tích các thông tin về:

+ Thực trạng đang diễn ra trong các ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà ngân hàng cho vay.

+ Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của đất nước trong thời gian đầu tư vốn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và GNI , tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, cán cân thanh toán và cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái…

+ Sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mô trong thời gian cho vay.

Từ các thôn tin trên, cán bộ tín dụng rút ra nhận xét, đánh giá khả năng thích ứng của khách hàng đối với những điều kiện nói trên, đặc biệt là sự cạnh tranh kỹ thuật, công nghệ mới, sự biến đổi nhu cầu về sản phẩm và thị trường khi môi trường kinh tế, chính tri, xã hội thay đổi.

- Đánh giá các bảo đảm tiền vay

Các đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được. Nội dung thẩm định phải kiểm tra hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, cơ sở định giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh phải đúng với các quy định hiện hành. VPBank cũng cần chú ý cách thức đánh giá tài sản thế chấp, đặc biệt là đất đai nên sát thực tế hơn vì đánh giá giá đất theo khung giá của Nhà nước quá thấp trong khi giá đất ngoài thị trường cao gấp nhiều lần. Tuy nhiên điều kiện doanh nghiệp phải có đủ tài sản thế chấp hợp pháp chỉ là biện pháp bảo đảm vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, rủi ro ngoài dự kiến, hoạt động không có hiệu quả. Vì vậy VPBank không nên coi đây là yếu tố quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w