Giải pháp về tham gia thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19/5 Hà Nội (Trang 58 - 60)

II. Một số giải pháp cụ thể

6.Giải pháp về tham gia thương mại điện tử

Ngày nay, khi mà khoa học công nghệ đang phát triển một cách chóng mặt, với sự ra đời và ngày một phổ biến của mạng Internet, con người ngày càng gần nhau hơn và những tiện ích của Internet giúp con người đỡ vất vả hơn rất nhiều lần. Khi mà Internet ngày nay là không thể thiếu với nhiều người dân, họ chỉ cần ngồi ở nhà là có thể có được những thứ mình mong muốn, xem được những cái mình thích xem mà không cần phải bước chân ra khỏi nhà. Có thể nói, tiện ích của Internet là rất rất lớn đối với con người.

Nhận thức được tầm quan trọng của Internet trong thời đại công nghệ thông tin, nhiều doanh nghiệp đã cho xây dựng một website của riêng mình để thu hút nhiều khách hàng từ mọi nơi chứ không chỉ gò bó ở một hay vài khu vực thị trường nhất định.

Tuy nhiên, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội lại có một hạn chế là chưa xây dựng được cho riêng mình một website để quảng bá tên tuổi công ty đến với mọi nơi trên thế giới.

Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty nên xây dựng cho mình một trang web để sản phẩm cũng như tên tuổi của công ty nhiều người biết đến hơn nữa. Xây dựng một trang web cũng chính là một công cụ để tạo dựng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Trang web của công ty nên bao gồm những phần sau: những thông tin khái quát về công ty, lịch sử hình thành và phát triển công ty, những thông tin vè sản phẩm của công ty, thông tin về mẫu mã, chất lượng hay chất liệu sản xuất sản phẩm, những hình ảnh đại diện cho sản phẩm để người xem có thể hình dung kỹ hơn về sản phẩm và phần liên hệ trực tuyến để người xem có thể mua sản phẩm trực tuyến.

Ngoài việc xây dựng một trang web cho riêng mình, công ty cũng nên tham gia vào thương mại điện tử, tức là đưa thông tin quảng cáo của công ty lên các trang web thương mại uy tín, có lượng người truy cập cao để việc quảng bá thông tin cũng như hình ảnh của công ty được rộng rãi hơn.

Với việc tham gia vào thương mại điện tử, công ty sẽ đưa hình ảnh của mình lên một tầm mới, lượng người biết đến công ty sẽ lớn hơn, có thể bây giờ họ chưa phải là khách hàng của công ty nhưng biết đâu nhờ có những thông tin của công ty trên những trang web có uy tín, họ sẽ trở thành khách hàng, thậm chí là khách hàng trung thành của công ty.

KẾT LUẬN

Là một doanh nghiệp được coi là gạo cội trong nền công nghiệp sản xuất vải bạt, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội chắc chắn sẽ tìm được con đường đi cho riêng mình để không bị đào thải hay bị tụt lùi so với các doanh nghiệp khác trong ngành khi mà cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Điều này được chứng tỏ ở khả năng tiêu thụ sản phẩm dệt của công ty hàng năm đều luôn ổn định và đạt được những kết quả khá tốt. Tuy nhiên cũng phải kể đến những mặt còn hạn chế trong qua trình tiêu thụ cũng như cạnh tranh sản phẩm do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Vi vậy, công ty cần nghiêm túc tìm ra những mặt còn hạn chế trong việc cạnh tranh sản phẩm dệt để tìm ra những giải pháp thích hợp, những chiến lược nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.

Bản chuyên đề chủ yếu đi sâu vào việc phân tích thực trạng lợi thế cạnh tranh của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản như: vận dụng linh hoạt chính sách giá, giải pháp về chất lượng, chính sách khách hàng, nguồn nhân lực, giải pháp về nghiên cứu thị trường, phát triển

sản phẩm mới và tham gia vào thương mại điện tử nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt của công ty.

Với nội dung lớn và phức tạp, thời gian nghiên cứu và trình độ của sinh viên thực hiện chuyên đề có hạn, vì vậy không tránh khỏi những sai sót. Rất monh được sự giúp đỡ của cô giáo cùng các cán bộ nhân viên trong công ty để bản chuyên đề có giá trị cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19/5 Hà Nội (Trang 58 - 60)