Hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19/5 Hà Nội (Trang 30 - 32)

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Dệt 1 Nhân tố bên trong

1.1. Hoạt động Marketing

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng Marketing là quảng cáo, là bán hàng... Nhưng thực chất ra, Marketing lại là tổng hợp của mọi hoạt động xúc tiến từ lúc sản phẩm đang còn trong phôi thai cho đến khi sản phẩm được tung ra thị trường và kết thúc vòng đời của chúng. Nói cách khác, Marketing giống như những người mở đường cho sản phẩm ra đời, làm cầu nối với khách hàng khi sản phẩm được tung ra thị trường.... Tất cả các hoạt động đó được diễn ra có kế hoạch, có thời gian biểu cụ thể. Hoạt động Marketing thực sự đã có mặt từ rất lâu, từ khi con người bắt đầu trao đổi, buôn bán những hàng hóa đơn giản nhất. Tuy ở mức độ nhận thức khác nhau, nhưng Marketing đã đi vào hoạt động kinh doanh hết sức tự nhiên, và không thể thiếu nó được. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 18, người Châu Âu đã nhận thấy vai trò quan trọng của Marketing trong kinh doanh. Ở Châu Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng, người ta cũng đã dần thấy được vai trò quan trọng của Marketinh nhưng không mấy ai hiểu được phải làm ra sao, áp dụng thế nào cho nó hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh. Vì vậy, từng khía cạnh của nó đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng cạnh tranh, tiêu thụ của sản phẩm.

Thứ nhất, về chính sách giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của công ty. Mỗi sản phẩm được định giá không đúng sẽ tạo cho đối thủ cạnh tranh một cơ hội kinh doanh, đồng nghĩa với việc mình mất đi lợi thế

cạnh tranh. Nếu định giá sản phẩm quá thấp thì sẽ không có lãi, nếu giá quá cao, thậm chí hơn đối thủ cạnh tranh thì sẽ khó tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, việc định ra chính sách giá cả cụ thể phải gắn với thực trạng và dự báo về cung- cầu thị trường, cạnh tranh.... chứ không phải định giá một cách tùy tiện. Muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh, công ty cần có chính sách phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Việc tạo ra một chính sách giá cả phù hợp tất nhiên không phải dễ, nó đòi hỏi công ty phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng. Nhưng một khi đã đưa ra một chính sách hợp lý như: sử dụng những mức giá khác nhau tại các khu vực thị trường khác nhau, vào các mùa vụ khác nhau trong năm sẽ tạo ra những ảnh hưởng nhất định đối với người tiêu dùng. Cần xác định sản phẩm bạt do công ty sản xuất là sản phẩm tuy thông dụng như các sản phẩm thiết yếu khác như: quần áo, giày dép,… nhưng tính cạnh tranh không phải là không có. Đặc biệt, những doanh nghiệp loại này thường đánh vào mẫu mã sản phẩm là chi tiết được khách hàng quan tâm hơn cả khi chọn mua hàng. Vì vậy, bên cạnh mẫu mã sản phẩm thì việc đánh vào giá cả là một lợi thế cạnh tranh. Muốn vậy, công ty phải tối thiểu hoá chi phí kinh doanh.

Thứ hai là chính sách xúc tiến, bao gồm các chính sách quảng cáo như: lựa chọn hình thức quảng cáo như trên đài, báo chí, phim ảnh, triển lãm hàng tiêu dùng..., chính sách khuyến mãi, hậu mãi, giảm giá chiết khấu... Những chính sách này có tác động rất lớn đến hình ảnh, thương hiệu cũng như uy tín của bất kỳ doanh nghiệp nào. Quảng cáo nhiều, xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều thì tên tuổi của công ty càng được khuếch trương. Số lượng người tiêu dùng biết đến sẽ tăng lên rất lớn. Có thể khi lần đầu nhìn thấy những biển quảng cáo, họ chưa chú ý đến vì dù sao sản phẩm của công ty cũng không phải là sản phẩm được sử dụng một cách thường xuyên và thiết yếu. Nhưng nhìn nhiều, nghe nhiều, chắc chắn những hình ảnh đó sẽ dần lưu lại trong tâm trí người tiêu dùng. Và khi cần tiêu dùng đến sản

phẩm bạt, khả năng họ nhớ đến sản phẩm của công ty là rất cao. Tuy nhiên, công ty lại chưa chú trọng đến những hoạt động xúc tiến quảng bá khuếch trương sản phẩm. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty chủ yếu chỉ bán cho những khách hàng quen thân chứ chưa được biết đến một cách rộng rãi và phổ biến.

Thứ ba là chính sách phân phối, trực tiếp hay gián tiếp, bán buôn hay bán lẻ, địa điểm bán hàng, điều kiện kho tàng bến bãi,... là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm bạt của công ty. Tại thị trường miền Bắc công ty có thể phân phối sản phẩm theo hình thức trực tiếp, không phải qua trung gian. Còn với những thị trường xa và mới như thị trường miền Trung thậm chí miền Nam nếu không dủ khả năng cung ứng trực tiếp công ty nên phân phối sản phẩm thông qua các đại lý. Việc bán hàng qua các đại lý có lợi thế đó là họ đã hoạt động một thời gian nhất định nên quen với đặc điểm thị trường đó, xu hướng tiêu dùng. Chính vì vậy, sản phẩm của công ty được phân phối qua trung gian sẽ khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn. Thêm vào đó, điều kiện kho tàng, bến bãi cũng là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của công ty là sản phẩm phải được bảo quản tốt, tránh hư hỏng, ẩm thấp sẽ dễ gây lỗi và bẩn, mốc sản phẩm. Chính vì vậy, công ty cần đặt kho tàng tại những nơi khô ráo, sạch sẽ và cần vệ sinh kho thường xuyên. Có như vậy, dù để trong kho một thời gian dài nhưng khi xuất kho sản phẩm vẫn được tốt như khi mới nhập kho. Nếu điều kiện bến bãi, kho tàng không đươợc đảm bảo tốt thì ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ cũng như uy tín của công ty, từ đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19/5 Hà Nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w