Giải pháp về nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mớ

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19/5 Hà Nội (Trang 55 - 58)

II. Một số giải pháp cụ thể

5. Giải pháp về nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mớ

Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là một việc làm không thể thiếu trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Hoạt động này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp có kế hoạch tung ra loạt sản phẩm mới, hoặc dự định tiếp cận với những thị trường mới.

Hiện nay Công ty Dệt 19/5 Hà Nội chưa có một hoạt động nào liên quan đến việc nghiên cứu và dự báp xu hướng thị trường. Đây là một bất lợi khi các đối thủ cạnh tranh đã tiến hành làm công việc này và họ có thể nắm bắt được mong muốn hiện tại cũng như tương lai của khách hàng để có thể phục vụ được tốt hơn và tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh trong ngành để có

những bước đi phù hợp. Chính vì vậy, càng tiến hành công việc này chậm bao nhiêu thì công ty càng bất lợi bấy nhiêu so với các đối thủ khác. Và điều tra thị trường cũng chính là một công cụ giúp họ giành lợi thế cạnh tranh trên thị trờng.

Xuất phát từ thực tế đó, Công ty nên đưa ra kế hoạch về việc nghiên cứu thị trường trước khi đưa ra sản phẩm mới, hay để thăm dò phản ứng của khách hàng trước những sản phẩm mà công ty sản xuất thoả mãn đến đâu nhu cầu của họ, hay để thăm dò những hành động của đối thủ cạnh tranh, những kế hoạch vê sản phẩm của họ, từ đó có những chiến lược thích hợp để không bị họ giành mất phần thị trường của mình.

Công việc nghiên cứu nên chia thành hai nhóm: nghiên cứu cầu và nghiên cứu cung.

5.1. Nghiên cứu cầu

Nghiên cứu cầu được chia thành hai hình thức:

_ Thứ nhất: nghiên cứu cầu ngay tại văn phòng. Tức là công ty sẽ sử dụng các loại sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm kinh tế xã hội, các Quy định, Nghị định của Chính phủ,… để thu thập các tài liệu, số liệu liên quan và dự báo nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mà công ty đang sản xuất của người dân và thường đó là những thông tin dự báo về nhu cầu của thị trường khi có một chính sách nào đó hoặc sự thay đổi chính sách của Nhà nước có tác động đến họ, hoặc thậm chí do nhu cầu muốn thay đổi của họ. Những dự báo trong các tài liệu, ấn phẩm trên là khá chính xác do có sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các nhà nghiên cứu kinh tế. Đây là một tài liệu tham khảo rất tốt cho công ty khi muốn biết những thông tin tổng hợp và tổng quát nhất của thị trường về lĩnh vực mà công ty đang tham gia.

_ Thứ hai: nghiên cứu cầu thông qua thực tế. Tức là công ty sẽ trực tiếp cử người đi khảo sát, điều tra thực tế tại khu vực thị trường mà công ty muốn

điều tra về sản phẩm của công ty, về phản ứng của khách hàng với sản phẩm. Công ty có thể sử dụng các hình thức như: gửi bảng hỏi, câu hỏi điều tra cho khách hàng mua sản phẩm của công ty, trực tiếp đến phỏng vấn khách hàng hoặc gọi điện đến cho khách hàng. Bằng cách này, công ty sẽ biết rõ hơn, cụ thể hơn về phản ứng cũng như xu hướng tiêu dùng của khách hàng về sản phẩm của công ty, từ đó có những kế hoạch điều chỉnh sao cho thoả mãn ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Làm được như vậy là công ty đã không những giữ chân được khách hàng hiện tại mà còn tạo ra thêm nhiều khách hàng mới, tiềm năng. Không chỉ vậy mà cách này còn làm cho mối quan hệ giữa công ty và khách hàng trở nên gàn gũi hơn.

5.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu thị trường thì nghiên cứu cung cũng là một phần không thể thiếu của việc điều tra thị trường. Nghiên cứu cung là để hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai. Sự thay đổi trong tương lai gắn với khả năng mở rộng (hay thu hẹp) qui mô các doanh nghiệp cũng như sự thâm nhập mới (hay rút khỏi thị trường) của các doanh nghiệp hiện có.

Trước tiên, công ty cần tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh của công ty là ai? Không chỉ là đối thủ cạnh tranh hiện tại mà công ty còn phải nghiên cứu cả những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, là những doanh nghiệp sẽ gia nhập thị trường mà công ty đang sản xuất và có khả năng chiếm thị phần của công ty. Sau đó, công ty cần tiến hành tìm hiểu và phân tích những chính sách tiêu thụ, chính sách giá cả, những chính sách khác biệt hoá sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng ,… của cá đối thủ cạnh tranh này. Từ đó giúp công ty có những giải pháp về giá cả, xúc tiến bán hàng,… mang lại lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Bên cạnh đó, công ty cũng nên thường xuyên tổ chức các hoạt động nghiên cứu điều tra thị trường như thông qua phát phiếu điều tra, thông qua các số liệu của các năm trước để tìm ra xu hướng phát triển…

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19/5 Hà Nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w