Nhóm giải pháp phát triển ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 80 - 85)

Chương III Giải pháp tăng cường liên kết sản xuất quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam

3.2.1.Nhóm giải pháp phát triển ngành

3.2.1.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Ngành, chính phủ cần đưa ra những cơ chế chính sách hợp lý để thúc đẩy hoạt động LKSX quốc tế, từ đó nâng cao phát triển của ngành CNĐT như:

- Thiết lập cơ quan đầu mối, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, hiệp hội trong ngành điện tử nhằm tìm kiếm, đánh giá và tham vấn cho các đối tác nước ngoài và doanh nghiệp trong nước tạo nên mối LKSX hiệu quả.

- Tạo các ưu đãi cần thiết cho các doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử, đặc biệt là đi theo hãng chính: hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, địa điểm xây dựng doanh nghiệp, giá thuê đất ưu đãi…

- Xây dựng thí điểm một số khu công nghiệp phụ trợ điện tử với các ưu đãi riêng. Chính sách này sẽ tạo ra một không gian mới, môi trường mới, đồng thời tạo động lực mới cho đầu tư của các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp vừa tạo thuận lợi trong phân bổ không gian công nghiệp vừa được hưởng những ưu đãi cần thiết để LK, hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các nhà phụ trợ Việt Nam với các nhà lắp ráp FDI và ngược lại.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính: các nhà đầu tư nước ngoài thường gặp nhiều thủ tục hành chính phiền hà khi tiến hành đầu tư, liên doanh, LK. Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” rút ngắn thời gian cấp phép, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, tiến hành cấp phép, cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam theo hướng đơn giản hóa và trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư. - Phân bổ, quy hoạch hợp lý và đầu tư cho ngành điện tử ở những vùng kinh tế trọng điểm có đủ mọi điều kiện phục vụ cho hoạt động sản xuất. Theo đó, những vùng có

đủ khả năng phát triển ngành CNĐT bao gồm: một số khu công nghiệp, khu chế xuất ở 3 vùng Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Đà Nẵng – Quảng Nam.

- Hỗ trợ các điều kiện hạ tầng (điện, nước, viễn thông…) mặt bằng để mở rộng sản xuất, xây dựng nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp, chế xuất cho các nhà đầu tư.

- Khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tư pháp cho các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, tạo điều kiện cho cả các doanh nghiệp này không phải tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc tìm hiểu thị trường và thông tin về đối tác cần LK. Các dịch vụ này phải hoạt động có hệ thống và chịu sự giám sát của các cơ quan nhà nước.

- Áp dụng một bộ hồ sơ chuẩn để doanh nghiệp có thể cung cấp mọi thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng (trong đó áp dụng một mẫu đơn đăng ký duy nhất) loại bỏ những nội dung và giấy tờ trùng lặp hoặc không hợp lý.

- Cơ sở hạ tầng: nâng cao chất lượng quy hoạch. Quy hoạch cơ sở hạ tầng (giao thông, cảng biển…) cần đi trước một bước sự phát triển knh tế và đầu tư. Việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi những quy hoạch này cần công khai và tham khảo ý kiến rộng rãi của các hiệp hội doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp.

3.2.1.2. Giải pháp về vốn đầu tư

Do tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh của chúng ta còn yếu chính vì thế mà trong các công ty này thường bị đối tác nước ngoài chi phối, thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam về quyền bình đẳng trong quản lý điều hành, trong phân phối kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chúng ta cần phải tập trung huy động nguồn vốn trong nước để tham gia vào việc góp vốn liên doanh với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn trong nước từ các kênh sau:

- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: hiện tại đây là nguồn vốn chính cung cấp cho các doanh nghiệp. Khả năng cung ứng của nguồn vốn này là rất lớn và sẽ còn đóng vai trò quan trọng nhất trong các nguồn vốn trong nước. Để sử dụng được nguồn vốn này,

các doanh nghiệp cần có các dự án mang tính khả thi cao, đảm bảo hiệu quả đầu tư và thu hồi vốn.

- Nguồn vốn tích lũy: vốn của DN trong nước chỉ chiếm khoảng 10% tổng số vốn đầu tư toàn ngành và hiệu quả đầu tư (lợi nhuận/vốn) cũng chưa cao do đó khả năng tích lũy của các doanh nghiệp trong nước không nghiều. tuy nhiên nguồn vốn này là nguồn vốn chủ động của doanh nghiệp và khi sử dụng sẽ mang lại hiệu quả hơn các nguồn vốn khác nên doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng nguồn vốn tích lũy để tái đầu tư.

- Nguồn vốn tự huy động: nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân mang tính tạm thời, chỉ giải quyết phần nào vốn lưu động và các khoản đầu tư nhỏ, cấp bách nhưng các doanh nghiệp cũng cần tận dụng trong hoàn cảnh vốn đầu tư trong nước hạn hẹp.

3.2.1.3. Nhóm giải pháp về thông tin

Việc thiếu thông tin là nguyên nhân làm cho hoạt động LKSX quốc tế trong ngành CNĐT Việt Nam còn yếu kém. Chính vì vậy, việc phát triển các dịch vụ thông tin thị trường là việc làm hết sức cần thiết cho ngành CNĐT Việt Nam. Thông tin thị trường liên quan đến sự hợp tác, LK giữa các doanh nghiệp bao gồm:

- Thông tin về môi trường pháp lý: xây dựng các trang thông tin chuyên đề về quản lý nhà nước, chế độ chính sách và cơ chế vận hành của các công ty, doanh nghiệp, các tập đoàn kinh doanh đa sở hữu, công ty mẹ - con, quy định pháp lý về mua – bán, chuyển nhượng, sát nhập, giải thể…Ngoài ra, cần có trang thông tin chuyên đề về xử lý các tranh chấp kinh tế phát sinh trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, doanh nghiệp cổ phần…thông tin về khuyến khích liên doanh, LK, hợp tác kinh tế từ các cấp chính quyền, các ngành…phải được kiểm soát, cập nhật thường xuyên.

- Thông tin về các quy định, đề án, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế: Lập chung cho ngành và các doanh nghiệp, các thông tin này cần được hệ thống hóa, cập nhật và thông báo rộng rãi, công khai, liên tục và thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận,

khai thác trên các văn bản pháp quy chính thức ban hành của Sở, ngành, chức năng trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhất là trên các Website.

- Thông tin về đối tác và các hoạt động sản xuất kinh doanh cung ứng yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp: hỗ trợ thông tin đối tác nước ngoài tiềm năng đang có nhu cầu liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong nước. Cần tổ chức các trung tâm thông tin chuyên ngành cho các doanh nghiệp về nguồn, chủ doanh nghiệp hiện hoặc có tiềm năng cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho họ, có thể xuất bản các ấn phẩm chuyên sau định kỳ về các thông tin này cho các doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp, hiệp hội…

Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho việc thu thập, xử lý và công bố hệ thống thông tin thị trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện có hiệu quả dịch vụ thông tin này.

Tiến hành nghiên cứu, phát hành công bào và báo chuyên ngành CNĐT, danh bạ doanh nghiệp nhằm thiết lập hệ thống thông tin doanh nghiệp thống nhất. Thông qua hệ thống này, các tổ chức, các nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể thực hiện việc tìm hiểu bạn hàng, cơ hội kinh doanh, hợp tác kinh tế, quảng bá doanh nghiệp và giám sát lẫn nhau trong hệ thống thông tin minh bạch.

- Hình thành các chợ thông tin kinh tế về điện tử, được tổ chức rộng rãi cả trong và ngoài nước theo hệ thống các cấp, vừa bán buôn, vừa bán lẻ, quy tụ trong đó cả hệ thống báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng. Thông qua các chợ này, các doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, thị trường, sản phẩm của mình với các đối tác nước ngoài.

3.2.1.4. Giải pháp về công nghệ và chính sách khoa học công nghệ

- Có chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và chuyển giao công nghệ và các lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng trí tuệ lớn như các loại dụng cụ bán dẫn, linh kiện điện tử, máy tính, linh kiện quang điện tử. cơ điện tử, các loại thiết bị điện tử chuyện dụng, viễn thông, máy tính…

- Hoàn thiện chính sách chuyển giao công nghệ tạo điều kiện cho việc nhập khẩu các công nghệ tiên tiến và đòi hỏi các nhà cung cấp công nghệ nước ngoài chuyển giao toàn bộ kỹ năng thực hành công nghệ. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại công nghệ, thiết bị nhập khẩu, có hệ thống pháp lý chặt chẽ để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ. - Đầu tư có trọng điểm cho các công nghệ chiến lược bằng cách hình thành các quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ của Chính phủ trên cơ sở tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ, cung cấp tính dụng và bảo lãnh tín dụng cho việc ứng dụng công nghệ mới. Các quỹ này phải được chuyển trực tiếp đến các viện nghiên cứu chủ chốt, các chương trình nghiên cứu của trường đại học hàng đầu để khuyến khích phát triển các công nghệ tiên tiến và phổ biến kết quả nghiên cứu các công nghệ này nhằm thúc đẩy sự phát triển của CNĐT.

- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chương trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9000, ISO 14000…hướng dẫn đăng ký sở hữu công nghiệp và đăng ký nhãn hàng.

- Thành lập mạng lưới trung tâm dữ liệu thông tin thị trường, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp rộng rãi những thông tin cập nhập cho các doanh nghiệp liên doanh và các loại hình doanh nghiệp khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.5. Giải pháp về nguồn nhân lực

Ngành CNĐT là ngành công nghiệp kỹ thuật cao, tốc độ thay đổi công nghệ rất lớn nên nguồn nhân lực đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nhận thấy thành công của CNĐT các nước trong khu vực đều có sự đóng góp to lớn của chính sách đào tạo nguồn nhân lực đúng đắn. Đối với CNĐT Việt Nam đang đi vào giai đoạn sản xuất phụ tùng linh kiện, tiến tới nghiên cứu thiết kế chế tạo sản phẩm, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là mộ yêu cầu bức xúc. Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành liên doanh, LKSX với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ cần một số lượng lớn những kỹ sư, nhà quản lý, công nhân có tay nghề cao. Ngoài ra, cũng trong quá trình LK sẽ có một số thiết bị, máy móc công nghệ cao, đòi hỏi có những lao

động tay nghề cao, khả năng tiếp thu nhanh nhạy, sáng tạo, khéo léo…Chính vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một yêu cầu bức xúc. Cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Tiếp thu có chọn lọc chương trình, kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho CNĐT từ nước ngoài, LK chặt chẽ với các tổ chức và các cơ sở đào tạo có uy tín của thế giới và khu vực để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề và đào tạo đội ngũ kỹ thuạt viên và thợ lành nghề để đáp ứng cho các ngành nghề mới, ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, lý thuyết đi đôi với thực hành. Các doanh nghiệp cần phải bỏ ra một phần kinh phí đào tạo để hưởng lợi từ các nhân viên được đào tạo lại của mình hoặc từ nguồn nhân lực mới được đào tạo.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 80 - 85)