Tổng quan về ngành CNĐT Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 33 - 36)

Chương II Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam và vấn đề LKSX quốc tế trong ngành

2.1.1.Tổng quan về ngành CNĐT Việt Nam

CNĐT Việt Nam xuất hiện từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX nhưng chỉ thực sự hình thành vào cuối những năm 80 và dần hoàn thiện đầu năm 2000 khi luồng đầu tư nước ngoài vào ngành điện tử bắt đầu có hiệu ứng lan toả.

CNĐT Việt Nam gồm các sản phẩm chính sau:

- Nhóm thiết bị tự thiết kế, chế tạo: nhìn chung, các sản phẩm này ở Việt Nam chất lượng chưa cao, mới chỉ sản xuất được một số sản phẩm như máy thu hình, radio, cassetts; sản xuất một số vật tư như cáp quang, cáp đồng…; các loại cân tự động, băng tải, cân đóng bao, hệ thống xuất nhập cảnh, một số thiết bị có quy mô nhỏ, trình độ thủ công…

- Thiết bị gia công, lắp ráp theo mẫu nước ngoài: lắp ráp thiết bị công nghệ thông tin các loại, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi, thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị điện tử công nghiệp, lắp ráp một số loại tổng đài, máy điện thoại…

- Thiết bị có hàm lượng chất xám cao: Ở Việt Nam, Nhà nước cũng đang quan tâm đầu tư nghiên cứu để sớm cho ra đời các loại sản phẩm này. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng hệ thống thiết kế IC chuyên dụng (ASIC) cho các loại sản phẩm, tiến tới sản xuất ra các sản phẩm vi mạch theo thiết kế nước ngoài và tổ chức triển khai ứng dụng các mẫu này để tạo ra các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực.

- Chế tạo linh kiện điện tử: Hầu hết thiết bị, vật tư, linh kiện đều phải nhập khẩu, phần giá trị tăng thêm chỉ có gia công khung, vỏ, tư vấn thiết kế, giải pháp gia công và lắp đặt, bảo hành…

Hơn 30 năm phát triển, ngành CNĐT Việt Nam đã trải qua khá nhiều biến động và cũng đã có những bước tiến đáng kể.

Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt từ 20 – 30%, nhóm sản phẩm điện tử dân dụng tăng trưởng mạnh, chiếm khoảng 80% với doanh số chiếm khoảng 30% tổng doanh thu toàn ngành.

Tổng doanh thu CNĐT trong nước tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây: năm 2004 đạt 1,4 tỷ USD, năm 2005 đạt 1,6 tỷ USD, đến năm 2006 đạt 2 tỷ USD.

Ngành CNĐT Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm đi 35 nước trong khu vực và trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 20 lần so với những năm đầu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là phụ tùng linh kiện điện tử và máy tính.

Bảng 2.1. Thị trường xuất khẩu hàng điện tử Việt Nam

2008 (triệu USD) Tốc độ tăng 2008 So 2007(%) Tổng kim ngạch XK hàng điện tử 2.639 22,5% Mỹ 301 9,3% Thái Lan 404,53 9,33% Nhật Bản 379,15 40,78% Trung Quốc 273,9 129% Singapore 163,11 22,9% EU - Hà Lan - Phần Lan - Slovakia - Braxin 465 10% 206,34 6,2% 44,7 10% 40,7 90,85% 30,9 189%

Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam

Nhìn vào Bảng 2.1 chúng ta có thể thấy thị trường xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất trong năm 2008 của ngành CNĐT chủ yếu xuất khẩu sang Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan. Đặc biệt, xuất khẩu sang Braxin, mặc dù kim ngạch xuất khẩu so với tổng kim ngạch chung không cao nhưng mức tăng trưởng lại khá cao, tăng 189% so với năm 2007. Qua đây ta có thể thấy, thị trường hàng điện tử Việt Nam đang dần dần tìm đến những thị trường mới, tiềm năng hơn. Tiếp đến là thị trường

Trung Quốc cũng có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao, tăng 129% so với năm 2007.

Nhìn chung ngành CNĐT Việt Nam vẫn còn non trẻ, quy mô vừa và nhỏ, công nghệ ở mức trung bình, có động lực nhưng chưa có nhiều chuyển biến về sự đổi mới công nghệ, phương thức quản lý, chủ yếu mới dừng ở mức lắp ráp. Việc tổ chức sản xuất linh kiện chưa phát triển, còn đơn lẻ, manh mún và chủ yếu phát triển ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi đó cơ chế chính sách liên quan đến ngành chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 33 - 36)