Đánh giá chung về LKSX quốc tế trong ngành CNĐT Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 58 - 62)

Chương II Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam và vấn đề LKSX quốc tế trong ngành

2.2.1.Đánh giá chung về LKSX quốc tế trong ngành CNĐT Việt Nam

* Năng lực LK của các doanh nghiệp trong ngành CNĐT Việt Nam còn yếu do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, uy tín của các doanh nghiệp điện tử trên thị trường chưa cao.

Phần lớn hình thức LK vẫn là liên doanh góp vốn. Phần góp vốn của doanh nghiệp Việt Nam còn quá nhỏ, bình quân từ 25 – 30% vốn pháp định bằng khoảng 10% vốn đầu tư của liên doanh. Theo quy định, nếu bên liên doanh chỉ có vốn góp dưới 20% thì sự ảnh hưởng của bên liên doanh đến công ty liên doanh hầu như không đáng kể và trong trường hợp này, họ không thể đạt được quyền kiểm soát chung đối với công ty liên doanh cho nên họ trở thành nhà đầu tư thông thường. Nếu bên liên doanh góp vốn từ 20 đến 50% thì hội đồng liên doanh có quyền kiểm soát liên doanh. Còn nếu bên góp vốn liên doanh góp trên 50% thì bên liên doanh trở thành người kiểm soát và liên doanh được xem như là một công ty con của bên liên doanh, tài sản đầu tư ở công ty con không được coi như tài sản đầu tư tài chính nữa (công ty con trở thành một bộ phận của nhà đầu tư – công ty mẹ). Lúc đó, công ty mẹ có quyền chi phối các hoạt động tài chính và hoạt động của doanh nghiệp theo một bản quy chế hoặc thỏa thuận, có quyền bãi miễn đa số các thành viên ban giám đốc hoặc cấp quản lý tương đương, có quyền bỏ đa số phiếu tại cuộc họp của Ban Giám Đốc hoặc cấp quản lý tương đương…Chính vì phần vốn góp của các doanh nghiệp trong ngành CNĐT Việt Nam còn thấp, chỉ khoảng 25 – 30% mà các doanh nghiệp này thường bị các đối tác nước ngoài chi phối, không kiểm soát được thực tế hoạt động sản xuất

kinh doanh, gây thiệt thòi cho phía Việt Nam về quyền bình đẳng trong quản lý điều hành liên doanh, trong ăn chia phân phối kết quả sản xuất kinh doanh.

Vốn góp chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất đai, một phần nhỏ bằng nhà xưởng, thiết bị cũ…chính việc này đã dẫn đến xu hướng doanh nghiệp nào có quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp đó có quyền liên doanh sản xuất với nước ngoài, thậm chí liên doanh trong cả những ngành nghề chuyên môn không phù hợp với chức năng, sở trường của bên Việt Nam.

Bảng 2.11. Tình hình thực hiện liên doanh của công ty điện tử Hà Nội Hanel đến năm 2001 Liên doanh Thời gian liên doanh (năm) Đối tác Vốn đầu tư (nghìn USD)

Vốn đầu tư Hanel Tiền vốn đầu tư Vốn pháp định Vốn(nghìn USD) Tỷ lệ sở hữu (%) Tài sản góp vốn

Công ty TNHH Sumi - Hanel 30 Nhật Bản 9.980 4.295,6 1.279,6 30 Quyền sử

dụng đất

Cty điện tử Dawoo–Hanel 17 Hàn

Quốc 33.000 10.000 3.000 30 Quyền sử dụng đất Cty TNHH Dea - Ha 38 Hàn Quốc 177.400 38.300 10.116 30 Quyền sử dụng đất Cty TNHH Đèn hình Orion- Hanel 30 Hàn Quốc 170.574 51.172 15.351 30 Quyền sử dụng đất Nguồn: Công ty điện tử Hà Nội

* Các doanh nghiệp điện tử trong nước chủ yếu LK với các doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất sản phẩm tiêu dùng cuối cùng như tivi, tủ lạnh, máy giặt…Ta có thể thấy điều này thông qua một số sản phẩm chính của các công ty liên doanh như Samsung Vina chủ yếu kinh doanh các mặt hàng nghe nhìn, công ty TNHH đèn hình Orion – Hannel chủ yếu sản xuất, lắp ráp tivi, máy giặt, biến thế cao áp…Viettronics Tân Bình (liên doanh giữa Viettronics Tân Bình với Victor của Nhật Bản) sản xuất tivi màu, dàn âm thanh; Sony Việt Nam (liên doanh Sony Nhật Bản với Viettronics Tân Bình) cũng tập trung sản xuất sản phẩm điện tử cao cấp như tivi màu, đầu video, dàn âm thanh…chỉ có một số doanh nghiệp tiến hành sản xuất linh kiện như liên doanh Orion – Hanel sản xuất đèn hình và phụ kiện đèn hình, súng điện tử, Sumi – Hanel sản xuất và bán các sản phẩm liên quan đến các thiết bị điện tử…

* Hình thức liên doanh chủ yếu vẫn tập trung ở lĩnh vực lắp ráp chứ chưa đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất linh kiện. Phần lớn các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đều thích lắp ráp sản phẩm theo thiết kế của nước ngoài vì với trình độ kỹ thuật còn yếu kém, làm như vậy độ rủi ro thấp hơn mà lại mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Những doanh nghiệp có hàng xuất khẩu như công ty liên doanh Viettronic Tân Bình chuyên sản xuất linh kiện tivi, được đánh giá là một trong những doanh nghiệp năng nổ khi mang sản lượng xuất khẩu đến khu vực Đông Nam Á tương đối khá cũng chỉ đạt tăng 3,4 triệu USD/năm và chủ yếu là gia công, lắp ráp, tăng trưởng hàng năm ở mức 5%…

* LKSX quốc tế trong ngành CNĐT Việt Nam thường là loại hình tổ chức thể hiện sự liên kết “chặt” nghĩa là có sự hình thành tổ chức LKKT gắn liền với sự tập trung quản lý, có sự phân cấp hợp lý. Theo dõi bảng 2.16 ta cũng có thể nhận thấy được hình thức liên doanh chủ yếu của Hanel đó là thành lập các công ty TNHH, hay như Samsung Vina là một tổ chức hoàn toàn riêng rẽ, có cơ quan quản lý riêng, mọi hoạt động đều thông qua hội đồng quản trị cùng bàn bạc, trao đổi đưa ra các hoạt động kinh doanh cụ thể. Đây là hình thức liên doanh với mục tiêu lâu dài.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 58 - 62)