Đánh giá về NLCT của ngành CNĐT Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 36 - 45)

Chương II Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam và vấn đề LKSX quốc tế trong ngành

2.1.2. Đánh giá về NLCT của ngành CNĐT Việt Nam

Nhìn chung, NLCT của ngành CNĐT Việt Nam còn yếu ngay cả trên thị trường nội địa.

* Sản lượng: Hiện nay, trên thị trường nội địa, các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10%. Với sản lượng quá thấp như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đầu tư chiều sâu để nâng cao NLCT trên thị trường.

Hình 2.1 . Sản lượng mặt hàng điện tử Việt Nam từ năm 2003 – 2006

2187.823.7 23.7 2659.7 24 2515.3 24.9 2445.6 23.2 2380 22 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2003 2004 2005 2006 2007 radio lắp ráp tivi lắp ráp

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

*Trình độ công nghệ và trang thiết bị sản xuất: ngành CNĐT lại khá là lạc hậu, chậm khoảng 10 đến 15 năm so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ. 80% - 90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38% lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 75%. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, so với mức 5% ở Ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Theo đánh giá của Bộ KH&CN thì đổi mới công nghệ thuộc loại năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam.

Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%). Bảng 2.2 so sánh trình độ công nghệ của

Việt Nam với các nước trong khu vực. Theo đó, nhóm ngành công nghệ thấp, Việt Nam chiếm tới 58,7% trong khi nhóm ngành công nghệ cao lại chiếm có 20,6%. So với các nước trong khu vực thì tỷ lệ này lại hoàn toàn ngược lại như Singapore, tỷ lệ nhóm ngành công nghệ cao lại chiếm tới 73% gấp gần 7 lần so với nhóm ngành có công nghệ thấp, tiếp theo là Malaysia với tỷ lệ tương ứng là 51,1% và 24,3%.

Bảng 2.2. So sánh trình độ công nghệ ngành điện tử Việt Nam với các nước trong khu vực

Đơn vị: % Nước Nhóm ngành công nghệ thấp Nhóm ngành công nghệ trung bình Nhóm ngành công nghệ cao Thái Lan 42,7 26,5 30,8 Singapor 10,5 16,5 73 Maylaysia 24,3 24,8 51,1 Indonexia 47,7 22,6 29,7 Philipin 45,2 25,7 29,1 Việt Nam 58,7 20,7 20,6

Nguồn: Tạp chí Kinh tế thế giới

* Thị phần hàng điện tử thương hiệu Việt Nam chiếm khoảng 20-25% thị phần trong nước, đủ để xem là một thế lực cạnh tranh nhưng trên thực tế, sản phẩm của ngành CNĐT Việt Nam còn quá nghèo nàn, chủ yếu là tivi và đầu máy. Cho đến thời điểm này, hầu hết các thương hiệu điện tử mạnh, chiếm được uy tín khách hàng trong nước đều thuộc về các sản phẩm liên doanh. Các doanh nghiệp trong nước hầu như chưa để lại những ấn tượng lớn đáng kể nào với người tiêu dùng.

Bảng 2.3. Thị phần tiêu thụ các sản phẩm điện tử Việt Nam trong nước

Đơn vị: %

STT Các nhóm sản phẩm Thị phần (%)

1 Thiết bị điện tử dân dụng 90

2 Thiết bị điện tử công nghiệp và chuyên dụng 5

4 Thiết bị viễn thông 30 Nguồn: Bộ Công nghiệp, Tổng công ty điện tử tin học Việt Nam

Nhìn vào Bảng 2.3 ta thấy, thị phần hàng điện tử dân dụng Việt Nam trong nước chiếm tỷ lệ lớn, những 90%, điều này chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng điện tử dân dụng khá mạnh tại Việt Nam, tiếp theo là thiết bị tin học 70%, thiết bị viễn thông 30% trong khi đó thiết bị điện tử công nghiệp lại chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ có 5%.

Mặc dù hàng điện tử dân dụng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu hàng điện tử Việt Nam tuy nhiên thị phần của những sản phẩm này lại không cao trên thị trường hàng điện tử. Hình 2.2 thể hiện thị phần sản phẩm nghe nhìn trên thị trường điện tử Việt Nam. Trong đó, thị phần lớn nhất lại thuộc về các doanh nghiệp Nhật Bản, chiếm tới 48%, tiếp theo là Hàn Quốc 35%, các doanh nghiệp Việt Nam lại chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 6%.

viet nam 6% nhat ban 48% han quoc 35% khac 11%

viet nam nhat ban han quoc khac Nguồn: Nghiên cứu của công ty GFK

* Mức độ tập trung: Quy mô sản xuất không lớn, phần lớn tập trung ở các thành phố lớn, chủ yếu là Hà Nội và TP HCM. Trong đó, TP.HCM và các tỉnh lân cận 62,55%; vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội và các tỉnh lân cận) 37,02%. TP.HCM là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp điện tử lớn cùng với hai tỉnh lân cận là Đồng Nai và Bình Dương, trong đó tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là Thành phố Biên Hòa, với những lợi thế về cơ sở hạ tầng, mặt bằng, giá thuê đất và nhân công…đã thực sự hình thành một vùng công nghiệp rộng lớn với hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trung tâm thứ hai là Hà Nội, với các tỉnh lân cận là Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… đang tập trung nhiều dự án công nghiệp tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đang hình thành. Cả nước hiện nay có khoảng 200 khu công nghiệp, khu chế xuất phần lớn tập trung tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, trong đó khoảng 50% hoạt động ổn định, 30% đang được lấp đầy và 20% đang xây dựng. Trong đó khu công nghiệp Biên Hòa I và Biên Hòa II ở phía Nam, khu công nghiệp Thăng Long – Nội Bài phía Bắc là nơi thu hút được nhiều các doanh nghiệp điện tử có vốn đầu tư nước ngoài. * Đầu vào và chi phí sản xuất: sản phẩm tiêu thụ không đều nên khi nhập linh kiện các doanh nghiệp trong ngành CNĐT Việt Nam luôn mua với số lượng ít do vậy phải

chịu mức giá cao hơn so với các tập đoàn điện tử nước ngoài mua với số lượng lớn để đáp ứng cho các nhà máy lắp ráp trên thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam đang mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, chính sách thuế áp dụng cho ngành CNĐT không phù hợp với thị trường, mức thuế quá cao đã đẩy chi phí nguyên liệu chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành, chi phí lao động được xem là một lợi thế của Việt Nam lại chỉ chiếm phần rất nhỏ (bảng 2.4).

Bảng 2.4. Chi phí sản xuất các sản phẩm tivi

Đơn vị: USD 21 phẳng 25 phẳng 29 phẳng DVD6000 Tổng giá thành sản phẩm 130,72 204,17 313,27 116,93

Linh kiện nhập khẩu 112,12 190,42 292,66 110,16

Tỷ lệ (%) 85,77 93,27 93,42 94,21

Chi phí lao động 5,0 8,0 10 4,0

Tỷ lệ (%) 3,8 3,9 3,4 3,4

Nguồn: Công ty điện tử Hà Nội

Rõ ràng, nhìn vào Bảng 2.4 ta có thể thấy, công ty điện tử Hà Nội đã phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho việc nhập khẩu linh kiện, đặc biệt trong việc sản xuất ra sản phẩm DVD6000, linh kiện nhập khẩu đã chiếm tới 94,21% trong tổng giá thành sản phẩm. Trong khi đó, chi phí lao động lại chỉ chiếm có 3,4%. Điều này chứng tỏ việc sản xuất linh kiện điện tử tại chỗ trong ngành còn rất yếu, khiến cho các doanh nghiệp phải đi nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về. Chính vì vậy dẫn đến chi phí cho việc sản xuất sản phẩm cao hơn hẳn so với các quốc gia khác.

* Sản phẩm:

Bảng 2.5. Một số sản phẩm điện tử chủ yếu trong ngành CNĐT Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007

Đơn vị: nghìn chiếc

Tivi lắp ráp - Nhà nước - Ngoài nhà nước - Đầu tư nước ngoài

2187,8 2659,7 2515,3 2445,6 2380 217,8 189,7 178,1 178,6 179 16,4 141,7 139,3 149 159 1953,6 2328,3 2197,9 2118 2042 Radio lắp ráp - Nhà nước

- Đầu tư nước ngoài

23,7 24 24,9 23,2 22

23,7 24 24,9 23,2 22

Tủ lạnh - Nhà nước - Ngoài nhà nước - Đầu tư nước ngoài

479,3 621,5 629,6 793,4 956

17,1

15,4 13,8 12,9 47 56,4

446,8 607,7 679,7 746,4 899,6

Máy điều hòa không khí - Nhà nước

- Ngoài nhà nước - Đầu tư nước ngoài

72,1 127,3 147,9 189 203,1 0,5 0,7 12 0,5 5 2,8 3 59,6 117,1 143 186,2 200,1 Máy giặt - Nhà nước - Ngoài nhà nước - Đầu tư nước ngoài

283 514,5 336,6 339,8 412,1

3,3

2 6,6 6,5 7,5 9,0

277,7 507,9 330 332,4 403,1

Nguồn: Tổng cục thống kê

+ Chất lượng sản phẩm: các sản phẩm điện tử Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn quy định của nhà nước, đã được cấp chứng chỉ ISO 9001, 9002 và các sản phẩm đều có nhãn mác, được đăng ký với cơ quan bảo hộ về sở hữu công nghiệp. Do vậy, các sản phẩm điện tử trong lĩnh vực dân dụng, chuyên dụng, thông tin, viễn thông… đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm không đồng đều và còn thua kém so với các sản phẩm cùng loại lắp ráp ở nước ngoài.

+ Giá cả: Giá thành hàng điện tử Việt nam, giá thành tương đương với hàng nhập đã tính thuế 20%. Kể từ 1/7/2003,Việt Nam phải cắt giảm thuế nhập khẩu hàng điện tử

nguyên chiếc từ 50% xuống còn 20% năm 2004 còn 10% và đến 2005 chỉ còn từ 0-5%. Với mức cắt giảm theo lộ trình AFTA của Việt Nam từ ngày 1/7/2003, giá một máy tính nhập từ ASEAN sẽ khoảng 5,2 triệu đồng rẻ hơn một máy tính tương đương được lắp đặt trong nước từ 2-3 triệu còn giá nhập khẩu sẽ hạ từ 500.000 – 700.000 đồng. Mức chênh lệch này đang đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bảng 2.6 cho biết giá ti vi sản xuất trong nước với giá ti vi cùng loại nhập khẩu từ Thái Lan.

Bảng 2.6. Giá ti vi sản xuất trong nước và giá tivi cùng loại nhập khẩu từ Thái Lan (tivi Sony 21inch màn hình phẳng)

Đơn vị: USD/chiếc

2002 2003 2004 2005 2006

TV nhập khẩu từ Thái Lan

(giá nhập đã có thuế) 255 204 204 204 178,5

Giá bán TV cùng loại sản

xuất trong nước 195 195 205 205 205

So sánh giá TV cùng loại với giá TV sản xuất trong nước

130,7 104,6 104,6 104,6 91,5

Nguồn: Bộ thương mại

* Điều kiện cầu: sản phẩm điện tử chuyên dụng mặc dù chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các sản phẩm điện tử trên thị trường song sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 5% nhu cầu. Trong khi đó nhu cầu về thiết bị điện tử công nghiệp và chuyên dụng trên thị trường Việt Nam khá lớn và đa dạng.

* Độ liên kết: Hầu hết các doanh nghiệp điện tử trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc LKSX với các doanh nghiệp nước ngoài là việc làm hết sức cần thiết. Một số doanh nghiệp này cũng có sự LKSX nhưng mối LK này vẫn còn lỏng lẻo, thiếu bền vững và sự tin tưởng lẫn nhau.

Từ những phân tích trên ta có thể thấy, NLCT của ngành CNĐT Việt Nam còn yếu ngay cả trên thị trường nội địa, khả năng này rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố thị trường dù rất nhỏ trong khi đó các doanh nghiệp điện tử Việt Nam chưa đủ điều kiện để chủ động nắm bắt thị trường. Cụ thể:

Thứ nhất, về mặt hàng có năng lực cạnh tranh có điều kiện:

- Sản phẩm máy tính và sản phẩm phần mềm: tuy số lượng máy tính hiện có trên cả nước đã tăng với tốc độ nhanh và việc sử dụng máy tính phổ cập hơn nhưng có sự chênh lệch về trang bị máy tính giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng, các ngành nghề khác nhau. Hiện các cơ quan nhà nước chiếm tỷ lệ sử dụng máy tính lớn nhất (70%) so với các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, số máy tính phần lớn tập trung tại các thành phố lớn, riêng Hà Nội chiếm 30%, TP.HCM chiếm 40% số máy tính của cả nước. Vì vậy, nhu cầu máy tính còn rất lớn trong các doanh nghiệp quốc doanh cũng như các hộ gia đình. Mặt khác, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam đang tăng trưởng đều các mặt và tương đối bền vững, do đó thu nhập bình quân đầu người và sức mua của dân cư cũng tăng lên. Ngoài ra, việc xuất khẩu cũng rất khả quan một khi máy tính thương hiệu Việt Nam có uy tín, giá cả hợp lý thì nhóm sản phẩm máy tính thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh nhất.

- Phần mềm: Việt Nam có điều kiện trong phát triển phần mềm với nguồn lao động dồi dào, có tri thức sáng tạo. Việt Nam lại có lợi thế hơn hẳn một số nước phát triển khác về giá nhân công, về mặt ngôn ngữ (sử dụng phông chữ Latinh). Ngoài ra, phát triển phần mềm không cần đầu tư lớn, nhu cầu và dung lượng thị trường cả trong lẫn ngoài nước đều vô hạn. Nếu có sự đầu tư đúng hướng của Nhà nước và kiểm tra thực thi luật bản quyền tốt thì công nghệ phần mềm Việt Nam sẽ có cơ hội không chỉ phát triển mà còn có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường khu vực và quốc tế.

- Nguyên liệu, linh kiện điện tử và công nghệ thông tin: đây là ngành đòi hỏi đầu tư lớn nhưng nó cũng là ngành có tiềm năng mang lại sự tăng trưởng lớn nếu thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Một khi Việt Nam có thể sản xuất

được linh kiện điện tử nói chung và linh kiện máy tính có công nghệ cao, có thể cung cấp cho các cơ sở lắp ráp máy vi tính trong nước thì các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành các nhà sản xuất máy tính cạnh tranh được trong khu vực.

Thứ hai, mặt hàng có năng lực cạnh tranh thấp: điện tử dân dụng. Sản lượng sản xuất chỉ đạt 30 – 40% công suất thiết kế. Giá năm sau giảm so với năm trước khoảng 3 – 5% tùy chủng loại, không kể loại có mẫu mã cũ. Thế hệ máy thu hình cũng như hàng điện tử dân dụng kỹ thuật số nói chung sẽ là sản phẩm chính trong thời gian ngắn nữa. Do đó, loại sản phẩm hiện nay sẽ càng khó có thể tiêu thụ được trong vòng 2 – 3 năm tới. Việc đầu tư sản xuất hàng điện tử dân dụng kỹ thuật số đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn cho dây chuyền công nghệ nên các doanh nghiệp Việt Nam không thể một sớm một chiều đáp ứng được. Còn nếu khi đáp ứng được thì giá cả không cạnh tranh được.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w