Cần sự thẳng thắng và dứt khoán trong việc thực hiện M&A

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp việt nam (Trang 33 - 35)

ĐƯỢC RÚT RA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.2.9.Cần sự thẳng thắng và dứt khoán trong việc thực hiện M&A

Doanh nghiệp cần thẳng thắng nói rõ mục tiêu của mình thông qua vụ giao dịch M&A kể cả trường hợp có ý định thâu tóm. Bởi lẽ, không một doanh nghiệp nào không có những mục tiêu nhất định khi thực hiện M&A và các công ty luôn hướng đến việc tận dụng những lợi thế của đối tác để đạt được những mục tiêu riêng của chính mình. Việc thẳng thẳng sẽ giúp cho đối tác hiểu rõ hơn về những lợi ích mà đối tác có thể có được thông qua thương vụ này. Điều đó sẽ làm cho hoạt động M&A được diễn ra trong bầu không khí hòa thuận, dễ đạt đến sự thành công.

Hãy quyết đoán và dứt khoát trong việc thực hiện các sự đổi mới ở công ty bị mua lại hay công ty sáp nhập. Sự thay đổi dần dần đồng nghĩa với sự không rõ ràng và lo lắng kéo dài trong công ty. Đối với người lao động trong công ty mục tiêu thì đây là giai đoạn của sự nghi ngờ đối với công ty đi mua, kéo dài sự đổi mới là kéo dài sự nghi ngời, bất an. Bên cạnh việc thực hiện đổi mới, doanh nghiệp còn cần có những chính sách trấn an tâm lý của người lao động và thể hiện cho họ thấy rằng những lợi ích mà họ có được từ sự đổi mới đó.

2.2.10.Gia tăng sự giao tiếp giữa các nhân viên của hai công ty để đạt được sự hợp nhất về văn hóa công ty

Sự thành công của quá trình hợp nhất không phải chỉ ở khâu chuyên môn mà còn cả đối với vấn đề văn hóa công ty. Sự bất đồng về văn hóa là một trong những nguyên nhân gây nên sự thất bại của nhiều vụ M&A. Sự hợp nhất văn hóa công ty cũng là một vấn đề rất khó giải quyết. Cách hiệu quả nhất để đạt được hiệu quả trong việc hợp nhất văn hóa giữa hai công ty đó là “Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp nhiều hơn nữa”.

Thực hiện việc phân tích sự giao thoa văn hóa giữa hai công ty trước khi tiến hành hợp nhất là công việc rất quan trọng chuẩn bị cho quá trình hợp nhất. Cần làm nổi bật vùng đạt được sự giao thoa văn hóa của cả hai công ty, để từ đó giúp nhân viên nhận thấy giữa hai công ty cũng có những sự tương đồng nhất định. Doanh nghiệp nên tạo điều kiện để cho nhân viên của hai công ty được làm việc thoải mái cùng nhau để họ cùng tìm ra tiếng nói chung trong quá trình thực hiện công việc.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng, mỗi vụ M&A đều có sự khác biệt trong cấu trúc của nó tùy thuộc vào hình thức thực hiện vụ giao dịch đó. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp cần phải biết ứng dụng những bài học kinh nghiệp trên vào từng trường hợp cụ thể một cách thích hợp để tạo nên sự thay đổi cần thiết khi thực hiện từng hoạt động M&A nhằm đạt được sự thành công.

(1): Sudi Sudarsanam, “Creating Value from Mergers and Acquisitions”, trang 545

(2): “Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam”“Năm của

M&A”, www.muabandoanhnghiep.duan.vn; “Mua bán và sáp nhập – Hướng đi mới cho các

doanh nghiệp Việt Nam”, www.gls.com.vn

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp việt nam (Trang 33 - 35)