THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM
3.1.2.6. Chưa có một thị trường chuyên nghiệp cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp
sáp nhập doanh nghiệp
Vấn đề khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp là khi muốn bán không biết liên hệ với ai, bán cho ai, khi muốn mua không biết tìm công ty mục tiêu ở đâu. Để khắc phục vấn đề này, hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có xuất hiện một số “sàn” giao dịch M&A trên web của các công ty tư vấn về hoạt động M&A như muabancongty.com.vn của Tiger Investment, muabandoanhnghiep.com.vn của JDC, hay ice.com.vn. Tuy nhiên, việc tạo ra các “sàn” giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thực chất chỉ mang tính cung cấp thông tin về các doanh nghiệp có nhu cầu mua hay bán, tạo cơ hội gặp nhau cho các doanh nghiệp chứ chưa thể thực sự gọi là một sàn giao dịch. Cách thức hoạt động như vậy không phù hợp với đặc tính của hoạt động M&A là “bí mật tuyệt đối”. Theo thông lệ quốc tế các vụ giao dịch M&A thường phải được giữ bí mật cho đến giai đoạn cuối và quá trình giao dịch M&A không đơn giản như phương thức giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán hay các công cụ phái sinh chứng khoán khác, nên việc xây dựng sàn giao dịch không đơn giản. Để xây dựng một thị trường giao dịch M&A chuyên nghiệp không phải là chuyện xây dựng sàn giao dịch mà vấn đề phải có cơ chế để tạo điều kiện cho sự xuất hiện các công ty tư vấn chuyên nghiệp trong hoạt động này.
Tóm lại, trong thời gian vừa qua thị trường mua lại và sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam đã và phát triển nhanh và có những nét đặt trưng riêng của mình. Điểm nổi bật nhất của thị trường M&A Việt Nam, tạo nên sự khác biệt với thị trường M&A trên
thế giới đó chính là thị trường M&A mang tính chất thân thiện, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động M&A đều nhằm hướng đến lợi ích cho chính bản thân doanh nghiệp mình bên cạnh lợi ích của đối tác. Hầu hết các vụ giao dịch chưa có dấu hiệu tiêu cực.