THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM
3.2.2. Khai thác được những lợi thế lẫn nhau
Hầu hết các giao dịch mua lại hay sáp nhập doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam trong thời gian qua đều mang tính thân thiện và dựa trên tinh thần hợp tác giữa hai bên đối tác. Sự hỗ trợ lẫn nhau để khai thác những lợi thế của nhau cùng phát triển là điểm thành công của hoạt động M&A ở thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Nhưng trong đó thường là sự khai thác lợi thế giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với doanh nghiệp trong nước lợi thế mà họ có thể nhận được từ các đối tác nước ngoài đó là công nghệ, tính hiện đại trong công tác quản lý, tiếp thị mở rộng thị trường, sản phẩm, tính chuyên nghiệp trong việc khai thác và cung cấp các dịch vụ hiện đại, lợi thế về năng lực tài chính lớn,… Đổi lại doanh nghiệp trong nước chấp nhận sự tham gia của phía nước ngoài vào việc chia lợi nhuận kinh doanh trên một thị trường mới phát triển và phát triển với tốc độ khá nhanh. Đây là đều mà các doanh nghiệp nước ngoài rất mong muốn có được.
Điển hình cho sự khai thác lợi thế của nhau trong các thương vụ giao dịch M&A ở Việt Nam trong thời gian qua như:
- Trong vụ HSBC mua cổ phần của Techcombank thì: HSBC đưa một số nhà quản lý có trình độ quốc tế tham gia bộ máy điều hành và một số hoạt động của Techcombank với vai trò tư vấn cao cấp, hỗ trợ Techcombank về công nghệ và kỹ thuật để ngân hàng này trở thành ngân hàng được ưa thích nhất Việt Nam. Mở rộng thị trường kinh doanh tại Việt Nam là điều mà HSBC mong muốn ở thương vụ này.
- Tập đoàn Goldan Sachs trong thương vụ mua cổ phần của công ty Diana thì hữa sẽ hỗ trợ Diana trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh ở Việt Nam và nước ngoài, nâng cao công sản xuất hiện tại và mở rộng sản
xuất sang các mặt hàng khác. GS nhận lại từ Diana lợi nhuận xứng đáng cho khoản đầu tư của họ thông qua cổ tức và sự gia tăng giá trị cổ phần.
- Sacombank bán cổ phần cho ngân hàng ANZ nhằm hướng đến việc tiếp cận với kỹ thuật quản lý và kinh nghiệm thị trường của ANZ, còn ANZ nhắm đến mạng lưới bán lẻ của ngân hàng, cổ tức và sự gia tăng giá trị cổ phần của ngân hàng Sacombank.