Xây dựng một thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp việt nam (Trang 78 - 82)

MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 4.1 Xu hướng của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

4.2.1.2. Xây dựng một thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao

tính chuyên nghiệp cao

Có được một thị trường chuyên nghiệp là một điều kiện cần thiết cho sự phát triển của các hoạt động của thị trường đó. Trong bối cảnh, tiềm năng phát triển là rất nhiều đối với hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam nhưng thị trường giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp còn quá đơn giản thì không thể đòi hỏi một sự phát triển bền vững. Do đó xây dựng một thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam mang tính chuyên nghiệp cao là một giải phải thiết thực để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa hoạt động này trong tương lai.

Việc xây dựng một thị trường mang tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp không phải là phải xây dựng một sàn giao dịch tập trung chuyên nghiệp như đối với thị trường chứng khoán. Do đặc tính của chứng khoán là

càng có tính thanh khoản càng nhiều thì càng tốt cho nên muốn thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán thì việc xây dựng một sàn giao dịch chứng khoán mang tính tập trung là cần thiết. Nhưng đối với các giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thì do tầm quan trọng của hoạt động này đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, và khả năng tác động của hoạt động này là rất lớn, không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả đối với người lao động trong doanh nghiệp và cả các doanh nghiệp khác trên thị trường nên các giao dịch này thường được giữ bí mật cho đến khi các thỏa thuận của hai bên đã chính thức được chập thuận vào thông qua bằng văn bản. Đồng thời, các giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp được diễn ra trong khoảng thời gian kéo dài, khi các thỏa thuận đã được ký kết giữa hai bên thì giao dịch này vẫn chưa kết thúc mà nó sẽ được chuyển sang một giai đoạn mới là giai đoạn hợp nhất. Vì thế, việc xây dựng một sàn giao dịch tập trung như thị trường chứng khoán là không thực sự cần thiết. Để xây dựng tính chuyên nghiệp cho thị trường thì cần phải thực hiện các công việc như sau:

Chú trọng hơn nữa công tác công bố thông tin một cách minh bạch

Yếu tố thông tin là một yếu tố rất có ý nghĩa đối với giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Các loại thông tin mà doanh nghiệp cần khi muốn thực hiện giao dịch M&A là: giá cổ phiếu công ty, thương hiệu, thị phần, thị trường, công tác quản trị của doanh nghiệp, tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá khứ của doanh nghiệp,…. Có đầy đủ các thông tin cần thiết sẽ giúp cho việc định giá doanh nghiệp được chính xác hơn, giúp doanh nghiệp có lợi thế trong quá trình đàm phán.

Việc xây dựng một cơ chế và kênh cung cấp thông tin về doanh nghiệp đầy đủ, chính xác, minh bạch là một biện pháp nhằm tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường.

Cơ quan quản lý cần ban hành văn bản qui định về việc công bố thông tin của các đối tượng là doanh nghiệp trong nền kinh tế, chứ không riêng gì đối với công ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phần niêm yết. Đồng thời cần qui định rõ các loại thông tin và hình thức để công bố thông tin mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cơ quan quản lý và thị trường. Các loại thông tin có thể được công bố công khai: báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguồn vốn, cấu trúc vốn của doanh nghiệp và các biến động lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh

nghiệp. Kênh cung cấp thông tin doanh nghiệp cho thị trường có thể được thực hiện bởi chính cơ quan quản lý như là một mảng dịch vụ, nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin. Tùy theo mức độ thông tin được xử lý mà người sử dụng thông tin phải chi trả một khoảng chi phí tương ứng. Như vậy, đối tác giao dịch trong quan hệ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp có thể thu nhập thông tin từ hai nguồn chính là từ chính doanh nghiệp đối tác và thứ hai là từ kênh thông tin này. Với phương thức công bố như thế vừa có thể cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin vừa có thể kiểm soát được đối tượng thu thập thông tin về doanh nghiệp.

Để làm tăng tính minh bạc cho các thông tin được công bố thì cần nhanh chóng thực thi các chuẩn mực kế toán, kiểm soát số sách kế toán của doanh nghiệp chặt chẽ hơn thông qua công tác kiểm toán nội bộ và độc lập

Về phía doanh nghiệp cần sớm làm quen với việc hoạt động sản xuất kinh doanh trong một môi trường thông tin hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh của mình cho nhà đầu tư và công khai trên thị trường. Doanh nghiệp phải nhận ra rằng, việc công khai thông tin về doanh nghiệp bên cạnh những bất lợi thì việc làm này sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế khác, đặc biệt đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Việc công bố thông tin công khai có thể càng làm tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Trong công tác định giá doanh nghiệp thì nó góp phần để đối tác đánh giá đúng về giá trị của doanh nghiệp. Vì thế, trong tương lai, nếu doanh nghiệp có dự định tham gia vào hoạt đông mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thì việc công khai thông tin từ lúc đầu là việc mà doanh nghiệp cần nên thực hiện tốt.

Công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ nhận thức của các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý thị trường

Một yêu cầu khác để xây dựng thị trường M&A thành một thị trường có tính chuyên nghiệp đó là một đội ngũ nhân viên hiểu rõ và có kinh nghiệp trong lĩnh vực này. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường M&A là một việc làm cần thực hiện từ bây giờ, tránh trường hợp như đối với thị trường chứng khoán vừa qua.

Việc đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường phải được sự hợp tác thực hiện của cả phía doanh nghiệp, các công ty tư vấn, và cả đối với cơ quan quản lý trực tiếp thị trường này.

Đối với doanh nghiệp, nếu muốn tiến hành hoạt động M&A trong tương lai thì cần chuẩn bị một đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực: tài chính, kế toán, quản trị, luật, kỹ thuật, đàm phán, định giá doanh nghiệp,… và cho đội ngũ nhân viên này qua các lớp đào tạo chuyên ngành trong hoạt động M&A. Đội ngũ nhân viên này sẽ trở thành nhân viên trong bộ phận quản lý và điều hành hoạt động M&A của doanh nghiệp một cách xuyên suốt. Bởi vì trong hoạt động M&A thì yếu tố kinh nghiệm của người trực tiếp thực hiện giao dịch có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của vụ giao dịch.

Đối với cơ quan quản lý cần có biện pháp để đào tạo các nhân viên quản lý chuyên trong hoạt động này được bổ sung kiến thức trong trường hợp cán bộ quản lý chưa có nghiệp vụ về hoạt động M&A. Tạo điều kiện để các đơn vị, tổ chức có khả năng mở các lớp đạo tạo chuyên môn.

Đối với các công ty tư vấn cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thì cần tuyển dụng các nhân viên môn đạt được những yêu cầu về nghiệp vụ và chuyên ngành đúng đáp ứng cho hoạt động của công ty và nhu cầu thị trường

Cụ thể: cơ quan quản lý hoạt động M&A kết hợp với các công ty tư vấn và các chuyên gia mở các lớp tập huấn cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau như: các cán bộ quản lý Nhà nước, nhà quản trị doanh nghiệp và các nhân viên của công ty tư vấn để nâng cao nhận thức và kinh nghiệm.

Tạo điều kiện phát triển các công ty tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

Thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp hoạt động bền vững là dựa vào các công ty tư vấn trong lĩnh vực này. Nguyên tắc thực hiện các giao dịch M&A là dựa trên sự thỏa thuận đồng ý của hai bên đối tác. Sự thỏa thuận giữa hai bên cần có người trợ giúp của công ty tư vấn. Tính chuyên nghiệp của thị trường M&A phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp của các công ty tư vấn. Để đảm bảo cho sự phát triển và vận hành tốt thị trường M&A trong tương lai ở Việt Nam thì không đòi hỏi một lượng quá nhiều các

công ty tư vấn mà chỉ cần sự chuyên nghiệp, vững mạnh về mọi mặt của một vài công ty tư vấn.

Việt Nam cần chấp nhận sự có mặt của các công ty tư vấn nước ngoài trong lĩnh vực này bởi bản thân nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết về hoạt động này rất hạn chế. Sự có mặt của các công ty tư vấn nước ngoài sẽ tạo điều kiện sớm đưa hoạt động của thị trường này trở nên hiện đại và chuyên nghiệp như trên thế giới. Đồng thời đó cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện về tài chính và chuyên môn trong nước hoạt động trong lĩnh vực này để tránh sự phụ thuộc vào bên ngoài cho sự phát triển bền vững của thị trường này ở Việt Nam.

Tính chuyên nghiệp của các công ty tư vấn thể hiện ở những điểm như: - Có đủ năng lực tài chính để hỗ trợ cho doanh nghiệp

- Có đủ điều kiện về nhân lực có trình độ chuyên môn cao

- Có thể cung cấp các dịch vụ có liên quan đến hoạt động M&A: môi giới giao dịch, định giá doanh nghiệp, tư vấn về lĩnh vực tài chính, luật, môi trường, tham gia hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch thực hiện các thương vụ M&A, tham gia cùng doanh nghiệp để đàm phán trực tiếp với phía đối tác

- Giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá hoạt động của thương vụ M&A và phát hiện và đưa ra giải pháp phòng ngừa cho doanh nghiệp những rủi ro có thể xảy đến với doanh nghiệp khi tham gia vào thương vụ M&A.

Các giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích sự phát triển công ty tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt động M&A là:

- Khuyến khích và cho phép các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại có đủ năng lực mở thêm công ty tư vấn cho hoạt động M&A.

- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế trong những năm đầu hoạt động đối với công ty tư vấn.

- Tạo điều kiện và nhanh chóng cấp phép thành lập các công ty tư vấn cho hoạt động M&A trong và ngoài nước nếu đã đủ điều kiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp việt nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w