Giải pháp tạo vốn cho công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình tài và quản lý tài chính tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Và Xây Lắp Công Nghiệp (Trang 61 - 67)

- Về nguồn vốn

44 Chiến lược phát triển công ty cổ phần bê tông và xây lắp công nghiệp giai đoạn 2005-

3.3.2.2. Giải pháp tạo vốn cho công ty

Đối với công ty, vốn là điều kiện cần thiết không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thiếu vốn là mất đi một nguồn lực quan trọng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Ngược lại, bảo đảm vốn cho công ty là đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty còn phụ thuộc vào lượng vốn nhiều hay ít. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo đảm nguồn vốn, trong tình hình hiện nay vấn đề đặt ra đối với Công Ty Cổ Phần Bê Tông Và Xây Lắp Công Nghiệp là bằng cách nào công ty có thể tạo ra các nguồn vốn có chất lượng cao phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình (nguồn vốn có chi phí vay thấp, đủ, kịp thời).

Một số giả pháp huy động vốn:

Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt động từ bản thân công ty. Nhìn nhận về cơ bản và lâu dài, nguồn vốn bên trong là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của một doanh nghiệp và cũng chính là thể hiện sự phát huy nỗ lực của doanh nghiệp. Hơn nữa thực hiện tốt biện pháp này công ty sẽ có một lượng vốn đáng kể mà không phải trả thêm lãi vay hay các chi phí liên quan khác.

+ Tiền khấu hao cơ bản TSCĐ

Việc trích khấu hao cơ bản TSCĐ là nhằm tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Tuy nhiên với số tiền khấu hao cơ bản được để lại, doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ của khung thời gian Nhà nước đã quy định, điều đó cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thực hiện khấu hao nhanh hơn để tập trung vốn.

+ Lợi nhuận để tái đầu tư

Đây là nguồn vốn quan trọng để mở rộng đầu tư của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp Nhà nước phần lớn lợi nhuận này được thông qua việc trích lập quỹ đầu tư phát triển. Việc hình thành quỹ này chủ yếu phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, một phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đã đạt được lợi nhuận ở mức độ thấp hoặc bị lỗ, do vậy khả năng tự tích luỹ từ lợi nhuận còn rất nhỏ bé. Tuy nhiên về lâu dài đây là nguồn vốn chủ yếu cho một doanh nghiệp tự đầu tư tăng trưởng.

+ Giải phóng thu hồi nhanh vốn các tài sản vật tư ứ đọng không cần dùng.

Huy động tối đa các nguồn vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh cũng là biện pháp rất quan trọng của việc huy động vốn. Trong việc huy động

nguồn vốn này cần quán triệt quan điểm là mọi tài sản hiện có của doanh nghiệp cần phải được huy động sử dụng, mọi đồng vốn phải không ngừng vận động và không ngừng sinh lời. Hiện nay một số vốn không nhỏ của các doanh nghiệp Nhà nước bị tồn đọng dưới dạng TSCĐ không cần sử dụng, vật tư tồn kho kém phẩm chất... Việc tạo ra một cơ chế thuận lợi, dễ dàng là vấn đề hết sức quan trọng để thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải phóng nhanh các đồng vốn chết thành đồng vốn hoạt động sinh lời.

+ Đẩy mạnh tiến độ sản xuất kinh doanh để rút ngắn thời gian cho chi phí sản phẩm dở dang.

+ Nhanh chóng làm thủ tục thanh toán thu hồi vốn, giảm bớt lượng phải thu của khách hàng. Đồng thời tìm cách giảm bớt số tạm ứng và chi phí trả trước để tăng số vốn cho hoạt động kinh doanh.

+ Tận dụng các khoản phải nộp, phải trả cho ngân sách, công nhân viên hoặc các đối tượng khác nhưng chưa nộp, chưa trả. Khoản tài trợ này không lớn nhưng đôi khi nó cũng giúp cho công ty thanh toán các khoản chi phí tạm thời. Muốn làm được điều này, công ty phải có chính sách quản lý phù hợp, đội ngũ quản lý có năng lực, trình độ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban để thực hiện triệt để các chính sách đó.

*. Huy động nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp

Nhìn chung nguồn vốn bên trong của phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn nhỏ bé. Để đáp ứng yêu cầu về vốn các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài. Sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã nảy sinh nhiều hình thức huy động vốn ngày càng phong phú. Điều đó cho phép các doanh nghiệp Nhà nước lựa chọn các hình thức huy động vốn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp mình.

Những hình thức chủ yếu huy động vốn từ bên ngoài

* Vay ngắn hạn và trung hạn, dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Đây là hình thức huy động vốn từ bên ngoài có tính chất truyền thống của các doanh nghiệp. Hiện nay, nguồn vốn này vẫn là nguồn vốn rất quan trọng của các doanh nghiệp Nhà nước.

Việc sử dụng nguồn vốn này đưa lại cho doanh nghiệp những điểm lợi sau:

+ Tăng thêm nguồn vốn cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh.

+ Lãi suất tiền vay được giới hạn ở mức độ nhất định, nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt đạt được tỷ suất lợi nhuận vốn cao hơn lãi suất tiền vay thì sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước tăng lên.

* Mua thiết bị trả chậm của các hãng cung cấp máy móc thiết bị nước ngoài.

Đây cũng là nguồn vốn trung hạn giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn nhưng có dự án khả thi có thể thực hiện được đầu tư. Huy động qua nguồn vồn này doanh nghiệp còn có thể có lợi là thường phải trả mức lãi suất thấp hơn vay vốn ở trong nước.

* Công ty có thể gọi vốn đầu tư, chọn đối tác liên doanh cùng tham gia liên doanh. Đây cũng là xu hướng tích cực của các doanh nghiệp hiện nay. Quá trình liên doanh, công ty vừa có thể thu hút vốn vừa có thể hoà nhập vào thế giới khoa học hiện đại, nhờ đó mà có thể có thể nâng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

- Ngoài ra công ty có thể huy động vay vốn của cán bộ công nhân viên doanh nghiệp.

Huy động vốn trong hình thức này tạo cho doanh nghiệp có thêm vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thường chỉ những doanh nghiệp có dự án đầu tư khả thi và mức thu nhập của công nhân viên không quá thấp mới có khả năng thực hiện hình thức huy động này.

Một khi doanh nghiệp có triển vọng phát triển kinh doanh, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập của công nhân viên thì doanh nghiệp có khả năng động viên họ cho vay vốn.

* Công ty có thể huy động vốn bằng cách thuê tài sản

Trong hoạt động kinh doanh, thuê tài sản là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt với Công Ty Cổ Phần Bê Tông Và Xây Lắp Công Nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhưng năng lực về máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế nên công ty cần nghiên cứu hình thức này để tăng năng lực hoạt động của công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thuê tài sản là hợp đồng thoả thuận giữa các bên, giữa người mua và người cho thuê, trong đó người thuê được quyền sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà 2 bên đã thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản và nhận được tiền cho thuê tài sản.

Thuê tài sản có 2 phương thức giao dịch chủ yếu: Thuê vận hành và thuê tài chính.

* Phát hành trái phiếu công ty

Trái phiếu là một công cụ quan trọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Hình thức phát hành trái phiếu giúp cho công ty có thể thu hút được đông đảo số tiền nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động - kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Công ty có thể phát hành nhiều loại trái phiếu tuỳ theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhưng thông thường họ phát hành loại trái phiếu có bảo đảm để thu hút vốn dài hạn.

*. Tạo dựng và bảo vệ uy tín

Trong kinh doanh vốn là tiền cộng lòng tin. Đây là biện pháp tạo nguồn vốn quan trọng bằng phương pháp tâm lý. Trong kinh doanh chữ tín đáng giá ngàn vàng, nhất là kinh doanh tiền tệ. Vì thế công ty phải làm thế nào để tạo được uy tín vững chắc, lòng tin của ngân hàng cũng như các khách hàng về sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp. Có như vậy, công ty mới có khả năng giữ được cạnh tranh như hiện nay.

Các phương pháp trên đây nhằm bảo đảm vốn hoạt động kinh doanh của công ty về lâu dài. Vì vậy, nó phải được đi kèm theo một hệ thống các thể chế hợp tác hoá, luật pháp hoá như luật thương mại, cổ phần, chứng khoán.

Trong điều kiện hiện nay, công ty nên áp dụng các giải pháp này vào hoạt động kinh doanh của mình nhằm tăng cường hiệu quả. Việc đem lại hiệu quả còn tuỳ thuộc vào sự vận dụng khéo léo đồng vốn cũng như tình hình tài chính của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình tài và quản lý tài chính tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Và Xây Lắp Công Nghiệp (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w