- Sự chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và lãnh đạo địa phương thiếu sự đồng bộ và kiên quyết khi tiến hành CPH:
1.2.2.4. Vấn đề nợ và quan hệ tài chính sau cổ phần
Đối với khoản nợ thừa kế, Chính phủ đã có cơ chế tạo điều kiện cho phép doanh nghiệp xủ lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng trước khi chuyển đổi. Mặc dù vậy, việc xử lý các tồn đọng cũng chỉ mới giới hạn ở các khoản nợ đã xác định được là không có khả năng thu hồi với các bằng chứng như: con nợ đã bị giải thể, phá sản, đã bị chết, đang thi hành án hoặc đang bỏ trốn trong khi người thân có quan hệ thừa kế không có khả năng thanh toán nợ. Còn những khoản nợ tồn tại nhiều năm do cơ chế cũ để lại, dù con nợ còn tồn tại nhưng cũng khó có khả năng thu hồi thi doanh nghiệp phải thừa
kế và không xử lý được. Thực chất đây là gánh nặng của các doanh nghiệp sau chuyển đổi và các nhà đầu tư phải gánh chịu. Điều đó cho thấy, để tình hình tài chính của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi thực sự lành mạnh, khả năng cạnh tranh thực sự được cải thiện, quyền lợi của các nhà đầu tư thực sự được rõ ràng, Nhà nước cần có cơ chế xử lý dứt điểm trước chuyển đổi. Mặt khác, nếu không xử lý trước chuyển đổi được thì cần chia sẻ gánh nặng với doanh nghiệp, chẳng hạn giao khoán các khoản nợ cho một định chế trung gian của Nhà nước để tiếp tục theo dõi, xử lý hoặc bán cho công ty mua bán nợ.
Đối với các khoản nợ và tài sản tồn đọng đã được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp, thì mặc dù theo qui định hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi được quyền loại trừ một số khoản nợ và tài sản tồn đọng ra khỏi giá trị doanh nghiệp để CPH, giao, bán, khoán và cho thuê. Về nguyên tắc, đến thời điểm chuyển đổi nếu các khoản nợ và tài sản này chưa xử lý xong sẽ được doanh nghiệp giao cho cơ quan quyết định chuyển đổi xử lý tiếp, trong đó có phương án doanh nghiệp chuyển đổi giữ hộ trong thời hạn 90 ngày. Từ quy định này đã nảy sinh những vấn đề sau:
Về phía các doanh nghiệp, do không phải tài sản sở hữu doanh nghiệp nên trách nhiệm xử lý không cao, thậm chí trong phần lớn các trường hợp doanh nghiệp tiếp tục tận dụng, khai thác một cách bất hợp pháp. Chính các quy định không rõ ràng nên việc bảo quản gần như bị buông lỏng, tài sản xuống cấp nghiêm trọng, không còn giữ được hình thái vật chất và giá trị ban đầu.
Nhà nước và các cơ quan chức năng chưa ban hành quy định về trách nhiệm đối với tài sản sau thời hạn 90 ngày. Không ít doanh nghiệp phàn nàn về sự phiền hà trong việc “giữ hộ” tài sản Nhà nước, bởi vì doanh nghiệp vừa
phải bố trí mặt bằng để cất giữ (trừ trường hợp doanh nghiệp tiếp tục khai thác bất hợp pháp), lại phải chịu những chi phí bảo quản, bảo vệ rất tốn kém.
Thực tế về nợ và tài sản tồn đọng (có thừa kế cũng như không thừa kế) như trên, một mặt nói lên tính bất cập trong quá trình hiện hành, mặt khác cũng cho thấy tính bức xúc phải có một định chế pháp lý của Nhà nước đảm nhiệm việc xử lý các khoản nợ và tài sản này một cách hợp lý.
Vốn, tín dụng và những vướng mắc trong quan hệ với ngân hàng của doanh nghiệp sau CPH: Sự khác biệt quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước và sau chuyển đổi chính là vấn đề vốn. Trước đây, Nhà nước đầu tư vốn và giao vốn cho doanh nghiệp Nhà nước khi thành lập và ngoài ra tuy khả năng ngân sách, Chính phủ (Bộ Tài chính) quyết định đầu tư bổ sung vốn hàng năm cho một số doanh nghiệp Nhà nước (tùy thuộc lĩnh vực kinh doanh) dưới hình thức bổ sung vốn lưu động. Sau khi chuyển đổi, do lợi thế này không còn nên doanh nghiệp (tập thể người lao động, cổ đông, kể cả cổ đông đại diện cho vốn Nhà nước v.v...) bị hạn chế, thì nguồn vốn từ bên ngoài trở nên đặc biệt quan trọng. Theo kết quả điều tra, mặc dù tỷ lệ vay vốn ngân hàng vẫn chiếm đa số trong tổng vốn huy động từ bên ngoài sau chuyển đổi (gần 57%) nhưng rõ ràng tỷ lệ này quá thấp so với trước chuyển đổi. Điều này cho thấy đã có vấn đề nảy sinh trong quan hệ với ngân hàng so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước, buộc doanh nghiệp phải vay thêm từ các nguồn khác ngoài cổ phần, rất khó khăn cho doanh nghiệp.
Thực tế đòi hỏi phải nghiên cứu và đánh giá đúng thực chất của vấn đề, bởi vì theo các quy định hiện hành, doanh nghiệp sau chuyển đổi được quyền vay vốn ngân hàng như đối với doanh nghiệp nhà nước. Song giữa thực tế và quy định còn một khoảng cách khá xa. Nhiều doanh nghiệp sau chuyển đổi cho rằng sau khi CPH, họ đều gặp khó khăn trong việc vay tín dụng ngân
hàng. Nguyên nhân có nhiều, nhưng quan trọng nhất vẫn là những quy định ngặt nghèo về thế chấp - một vấn đề luôn là trở ngại chính cản trở doanh nghiệp sau CPH tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, trong khi đây là lợi thế của DNNN do nắm trong tay nhiều nguồn lực có giá trị được Nhà nước giao (như đất đai) hoặc được bảo lãnh dưới dạng tín chấp. Kết quả điều tra chỉ ra rằng 80% doanh nghiệp sau CPH gặp khó khăn về thế chấp trong vay tín dụng ngân hàng và tới hơn 90% cho rằng vẫn còn hành vi phân biệt đối xử của ngân hàng ở các mức độ khác nhau đối với doanh nghiệp trước và sau khi CPH. Cũng theo số liệu điều tra này, đa số doanh nghiệp sau CPH khẳng định lợi thế của DNNN trong quan hệ với ngân hàng, trong vay vốn là rất lớn.
Qua điều tra nghiên cứu, nổi lên vấn đề chủ yếu là: Do không còn là DNNN, doanh nghiệp CPH mất đi sự đảm bảo của Nhà nước trong vay vốn, cụ thể là mất đi sự phê duyệt của các cơ quan chủ quản đối với các phương án đầu tư hoặc các khoản đầu tư hoặc các khoản vay lớn của doanh nghiệp. Thực chất, biện pháp này có tính chất bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng dưới mọi hình thức (kể các phê duyệt phương án vay để doanh nghiệp gây sức ép với ngân hàng). Nói cách khác, doanh nghiệp sau CPH không còn tín chấp để vay vốn.