- Sự chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và lãnh đạo địa phương thiếu sự đồng bộ và kiên quyết khi tiến hành CPH:
2.1. PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC
Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc sau cổ phần hóa thời gian đến các Ngành, các cấp, các DN CP nói chung và các DN CP trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng nói riêng cần thực hiện một vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng cơ chế
quản lý mới cùng với đội ngũ cán bộ quản lý thích nghi hơn với cơ chế thị trường, chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại và bố trí cán bộ có đủ trình độ và năng lực, phù hợp với mô hình hoạt động của công ty CP. Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách CPH của Đảng và Nhà nước trong các doanh nghiệp CP, đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên, người lao động, cổ đông kể cả cán bộ quản lý về hoạt động của công ty CP, về mối quan hệ giữa cổ đông và công ty CP. Giải quyết dứt điểm những ván đề vướng mắc đối với người lao động và cổ đông.
Thứ hai: Xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển SXKD lâu dài
góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại, giao lưu hàng hóa của Miền Trung -Tây nguyên, làm đầu mối, trung tâm XNK của khu vực, trở thành điểm đầu cũng như điểm cuối của hành lang kinh tế Đông - Tây và giao lộ xuyên Á; tham gia xây dựng nâng cao năng lực hoạt động của các DN trong lĩnh vực thương mại; tổ chức tốt hệ thống phân phối, khôi phục vai trò trung tâm lưu chuyển, phát luồng và buôn bán hàng hóa của khu vực Miền Trung -Tây nguyên, phát triển thị trường bán lẻ, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, hướng mạnh xuất khẩu, tăng cường xúc
tiến thương mại, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, tập trung phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững các mối quan hệ với các đối tác đã được thiết lập.
Thứ ba: Khắc phục tình trạng phân biệt đối xử trong lĩnh vực tín dụng,
thuế đối với doanh nghiệp CPH.
Trong lĩnh vực tín dụng sự thay đổi tư cách DN là sự thay đổi lớn nhất đối với các DN được CPH. Sự thay đổi này có khả năng dẫn đến một hậu quả các DNNN sau CPH khó tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng Nhà nước. Đây chính là một trong những trở lực lớn đối với CPH DNNN, nó tạo ra sự sợ hãi ở lãnh đạo các DNNN đang có ý định tham gia tiến trình CPH. Mặt khác, đối với các công ty CP được hình thành trên nền tảng DNNN CPH từ tình trạng dễ dàng đáp ứng nhu cầu vốn, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn về vốn hoạt động SXKD rất dễ bị tổn thương.
Trong lĩnh vực thuế, các DNNN đã CPH cũng gặp nhiều bất lợi, do cách tiếp cận không thống nhất đối với các DN được coi là thuần túy nhà nước. Khi DNNN được CPH và chuyển thành công ty CP bị coi là của “tư nhân”. Vì vậy, cách tiếp cận, đối xử của các cơ quan thuế quan không còn thân thiện như trước đây. Hơn nữa việc tính thuế tài sản đối với DN CPH cũng chứa đựng nhiều bất hợp lý.
Tất cả những điều nêu trên cho thấy có sự phân biệt đối xử không đáng có giữa DNNN thuần túy và DNNN đã CPH. Vì vậy cần phải thay đổi cách tiếp cận ở những người hoạch định chính sách, pháp luật và cả những người thực thi chúng. Cần tiếp cận theo quan điểm “Vì hiệu quả” tức là DN nào làm ăn có hiệu quả, mang lại lợi ích cho cộng đồng thì hãy dành cho chúng về vốn, công nghệ và những ưu tiên khác, không kể chúng thuộc thành phần kinh tế nào.
Thứ tư: Xây dựng nền tài chính lành mạnh, thành lập ban xử lý và thu
hồi công nợ, tăng cường hoạt động của Ban kiểm tra đôn đốc xử lý thu hồi công nợ tồn đọng, dây dưa, khó đòi. Tăng cường hoạt động của Ban thanh tra, kiểm soát, khắc phục hậu quả do việc bất cập trong việc xác định giá trị doanh nghiệp.