Vấn đề hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội ở doanh nghiệp sau cổ phần hoá

Một phần của tài liệu Những vấn đề sau cổ phần hóa các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng (Trang 42 - 44)

- Sự chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và lãnh đạo địa phương thiếu sự đồng bộ và kiên quyết khi tiến hành CPH:

1.2.2.6.Vấn đề hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội ở doanh nghiệp sau cổ phần hoá

nghiệp sau cổ phần hoá

Thực tế sau CPH ở không ít doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội hoạt động yếu, nhất là người đúng đầu còn lúng túng, chưa tìm cách tháo gỡ để tổ chức hoạt động phù hợp với cơ chế quản lý mới của doanh nghiệp. Việc phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể với lãnh đạo doanh nghiệp để xây dựng các qui chế và triển khai chương trình hành động, các phong trào thi đua còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều nội dung hoạt động của công ty các tổ chức đoàn thể không được biết, hoặc vai trò rất hạn chế, vị trí và vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội đang phai nhạt dần, một số đoàn viên ít gắn bó với tổ chức mình...

Hiện tại, tổ chức đảng cơ sở, công đoàn, đoàn thanh niên của các công ty cổ phần tuy về nguyên tắc không thay đổi, nhưng về nội dung và hình thức hoạt động trong thực tế đã có sự thay đổi nhất định so với khi còn là DNNN. Đối với các công ty cổ phần quyền sở hữu là các cổ đông, quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp là Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp nào Hội đồng quản trị, Giám đốc có ý thức đảng tốt thì ở đó hoạt động của tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng còn phát huy tác dụng. Ngược lại thì hoạt động của các tổ chức đoàn thể rất hạn chế.

Bên cạnh đó, một số lãnh đạo công ty CP chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của các đoàn thể chính trị, xã hội, nên có dấu hiệu buông lỏng trong chỉ đạo và phối hợp hoạt động; đội ngũ cán bộ của các tổ chức đoàn thể nhìn chung còn yếu kém về lý luận, trình độ chưa tương xứng và phù hợp với đặc điểm của công ty CP, một số công nhân, người lao động, thiếu ý thức tổ chức, chạy theo lợi ích kinh tế ít quan tâm đến sinh hoạt tập thể, thờ ơ với việc học tập các chủ trương chính sách, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa thấy quyền lợi lâu dài nên ít sinh hoạt các đoàn thể quần chúng. Các văn bản quy

phạm pháp luật qui định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội trong các loại hình doanh nghiệp, còn thiếu chưa đầy đủ.

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao trong các công ty CP cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều phải thành lập các tổ chức đoàn thể chính tri, xã hội thu hút quần chúng và duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh. Muốn vậy:

Thứ nhất, phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ

chức đoàn thể chính trị, xã hội trong các doanh nghiệp CP.

Thứ hai, đổi mới toàn diện công tác cán bộ, từ khâu lựa chọn, bồi

dưỡng, đào tạo bố trí, sử dụng cho đến chính sách đối với cán bộ của các đoàn thể.

Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo của các cáp ủy và sự chỉ đạo sâu sát

của các đoàn thể cấp trên cơ sở.

Thứ tư, các cơ chế chính sách, các văn bản qui phạm pháp luật, cần

tiến hành đồng bộ, kịp thời, sát thực tế sớm định hướng cho cơ sở thực hiện.

Thứ năm, là xây dựng qui chế phới hợp hoạt động giữa các tổ chức

đoàn thể chính trị, xã hội với HĐQT và BGĐ công ty.

Thứ 6: Nâng cao và tạo sự thống nhất nhận thức của cán bộ, đảng viên

và người lao động về vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công ty cổ phần. Qua khảo sát cho thấy, sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển, đổi mới, nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước trong công nhân và người lao động, thường xuyên bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động, tôn trọng và phát huy vai trò giám sát và quyền làm chủ của người lao động đối với hoạt động trong DN, cho nên phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện kịp thời cho các tổ chức đoàn thể chính trị,

xã hội trong các loại hình DN hiện nay hoạt động chính là từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng đất nước.

Một phần của tài liệu Những vấn đề sau cổ phần hóa các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng (Trang 42 - 44)