- Sự chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và lãnh đạo địa phương thiếu sự đồng bộ và kiên quyết khi tiến hành CPH:
1.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc
Đến nay tiến trình CPH DNNN ở thành phố ĐN đã được thực hiện gần 10 năm (từ năm 1997 khi chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính, Đà Nẵng trực thuộc Trung ương) trong đó có các DNNN trong ngành thương mại. Những kết quả đạt được từ CPH cho thấy đây thực sự là một cuộc “lột xác” làm “ thay da đổi thịt” các DNNN, song bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại vướng mắc làm cho CPH “đầu xuôi đuôi chưa lọt” cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
Từ tình hình kinh doanh của các CTCP, những rào cản và những vấn đề đặt ra sau CPH có thể nêu một số nguyên nhân tồn tại, vướng mắc chủ yếu sau:
Thứ nhất: Công tác tuyền truyền về chủ trương, chính sách CPH của
Đảng và Nhà nước chưa sâu chỉ mới dừng lại ở mức phổ biến Nghị quyết, chưa tổ chức học tập nghiên cứu để cán bộ, đảng viên và người lao động thấy hết yêu cầu cần thiết, tác dụng nhiều mặt và lợi ích của việc CPH các DNNN. Từ đó nhận thức của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, cổ đông và kể cả những cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp về vấn đề CPH, về quan hệ giữa cổ đông và công ty cổ phần còn hạn chế.
Thứ hai: Vấn đề quản trị và điều hành của các đơn vị sau CPH còn
nhiều bất cập. Chưa có cơ quan thống nhất đánh giá việc quản trị công ty sau CPH, nhất là việc chấp hành Điều lệ tổ chức hoạt động Công ty theo qui định của Luật doanh nghiệp để hướng dẫn hoặc khuyến cáo các doanh nghiệp thực hiện đúng qui định của pháp luật về cổ đông, Đại hội cổ đông, biểu quyết của cổ đông hoặc chuyển nhượng cổ phần khi tham gia thị trường chứng khoán.
Thứ ba: Các cơ chế tài chính cho việc chuyển đổi DNNN sang công ty
cổ phần thiếu đồng bộ, nhiều điểm không phù hợp, chậm được sữa đổi bổ sung, bản thân doanh nghiệp trước khi CPH phần lớn cũng thiếu lành mạnh,
rõ ràng; Nợ tồn đọng của quá trình CPH chưa được xử lý dứt điểm, công nợ doanh nghiệp không đối chiếu được hoặc đối chiếu trên văn bản, giấy tờ không kiểm kê thực tế, không đánh giá đúng tài sản doanh nghiệp, lãi lỗ không rõ, không xác định được nguyên nhân.
Thứ tư: Việc huy động vốn, vay vốn từ ngân hàng của các đơn vị sau
CPH gặp nhiều khó khăn, do việc chứng nhận tài sản gắn liền với bất động sản để doanh nghiệp thực hiện thế chấp vay vốn tín dụng chưa được qui định cụ thể, nên khó khăn cho doanh nghiệp trong quan hệ vay vốn với các tổ chức tín dụng, không có tài sản để thế chấp, không có sự bảo hộ của Nhà nước để tín chấp, bên cạnh đó lòng tin của ngân hàng khi cho vay có sự thay đổi đáng kể. Mặt khác sự hỗ trợ tài chính thông qua vốn vay ưu đãi và các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ… không còn. Nói chung, chưa tạo được môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp sau CPH về vốn. Bên cạnh đó, sự thiếu rõ ràng về quyền sử dụng đất cũng như chưa giải quyết dứt điểm các quyền và nghĩa vụ đất đai có liên quan trước khi đăng ký dưới hình thức công ty cổ phần.
Thứ năm: Chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và các biện pháp thúc đẩy kinh doanh của các đơn vị chưa thực sự khoa học, vẫn còn yếu kém, hiệu quả không cao.
Thứ sáu: Suy nghĩ, tư duy, tác phong lề lối làm việc của cán bộ, công
nhân viên và người lao động kể cả cán bộ lãnh đạo chậm được đổi mới cho phù hợp với loại hình DN sau CPH. Ban lãnh đạo của các DN hầu như vẫn là từ công ty cũ chuyển sang, chưa có sự thay đổi trong cung cách quản lý, chưa tạo được bước đột phá, tạo niềm tin, động lực cho các cổ đông. Vấn đề giải quyết lao động dôi dư sau CPH tuy được quan tâm nhưng còn nhiều vấn đề chưa thỏa đáng và chỉ mới tập trung giải quyết cho người lao động rời khỏi doanh nghiệp chứ chưa chú ý đến việc tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động dôi dư tìm việc làm mới.
Thứ bảy: Sự quản lý vốn, tài sản của Nhà nước trong doanh nghiệp
sau khi cổ phần còn nhiều vướng mắc, chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ, chế độ cơ quan chủ quản không còn, nhiều doanh nghiệp xử lý vấn đề này hết sức lúng túng. Chưa có qui định cơ quan cung cấp thông tin cho doanh nghiệp sau khi CPH nên việc tiếp cận thông tin, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sau CPH còn yếu, chưa có sự thống nhất quản lý của Nhà nước về hành chính cụi thể để doanh nghiệp ghi tiêu đề khi thực hiện báo cáo (đơn vị trực tiếp quản lý về mặt Nhà nước như ở công ty nhà nước).
Thứ tám: Phương thức lãnh đạo và vai trò của các tổ chức đoàn thể
trong các doanh nghiệp cổ phần chưa được phát huy, nhất là đối với tổ chức đảng mặc dù đã có một số văn bản hướng dẫn của Trung ương, Ban tổ chức Trung ương nhưng vẫn còn lúng túng chưa thể định hình về phương thức hoạt động và vai trò tổ chức Đảng trong công ty cổ phần, nên vai trò hạt nhân chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng chưa được phát huy.
Chương 2
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI SAU CPH Ở CÁC DNNN TRONG NGÀNH THƯƠNG MẠI