II NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 1.Trong nước:
1.2.2 Chưa quy định rõ về tên doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp cũng là một đối tượng thường xuyên bị vi phạm. Tuy nhiên những quy định về việc đặt tên cho doanh nghiệp còn chung chung, ước lệ, không thể ngăn chặn tình trạng đặt tên trùng nhau vô tình hoặc cố ý. Điều 24 Luật doanh nghiệp quy định: ”Tên của doanh nghiệp phải được đăng ký và không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh “. Song trên thực tế, điều luật này từ ba năm nay chưa hề có hướng dẫn. Cho đến nay, trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh mới dừng lại ở việc hướng dẫn thương nhân chọn tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đơn vị khác đăng ký trước trên cùng địa bàn tỉnh. Điều này là thiếu
thuyết phục, bởi hoạt động của doanh nghiệp đâu chỉ hạn chế ở một địa phương. Thế nên mới có việc tranh chấp về tên viết tắt giữa một công ty liên doanh sản xuất cần trục ở phía Nam, với công ty TNHH NMC ở Hà Nội...Các doanh nghiệp đã thành lập từ lâu, nhiều trường hợp trùng lặp tên thì đến nay không có cơ sở nào để giải quyết. “Rủi mà họ có kiện nhau thì giờ chúng tôi cũng chịu” ông Đặng Minh Tuấn-trưởng phòng đăng ký kinh doanh thành phố nói.
Việc không rõ ràng giữa nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ của cơ sở kinh doanh này với tên giao dịch của cơ sở kinh doanh khác trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gây không ít tranh cãi và khó khăn trong việc xử lý, mà chưa có văn bản pháp quy nào nói rõ. Ví dụ công ty may Việt Tiến được bảo hộ nhãn hiệu Việt Tiến trên các sản phẩm may mặc do công ty sản xuất. Nhưng một số cơ sở kinh doanh được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng quần áo may sẵn với tên cơ sở kinh doanh là Việt Tiến và treo biển “Cửa hàng quần áo may sẵn Việt Tiến”, gây ngộ nhận đây là hàng của công ty may Việt Tiến.