Hỗ trợ trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 91 - 93)

II NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 1.Trong nước:

3.Hỗ trợ trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu ở nước ngoài.

Xúc tiến thương mại là hoạt động rất thiết thực của các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu. Để thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, các cơ quan chức năng cần :

1, Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức xúc tiến thương mại như :

-Tổ chức các đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thị trường.

-Tìm kiếm bạn hàng và cơ hội kinh doanh.

-Tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thương mại ở trong nước và nước ngoài.

-Quảng cáo hàng hoá.

-Phát triển thông tin thương mại.

2, Tăng cương các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài

-Tăng cường cử cán bộ để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, trước mắt là ở các thị trường trọng điểm, các thông tin thương mại lớn trên thế giới.

-Khuyến khích các doanh nghiệp đặt cơ sở ở nước ngoài dưới các hình thức thích hợp như đại diện thường trú, văn phòng liên lạc, đại diện uỷ thác, công ty liên doanh để phát triển xuất khẩu.

3, Thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại.

4, Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thương mại.

5, Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhận khẩu và hoạt động xúc tiến thương mại. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ ngày càng

cao về buôn bán quốc tế và về xúc tiến thương mại thông qua các hình thức đào tạo và bồi dưỡng thích hợp với sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, trợ giúp của Nhà nước và tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế.

6, Tổ chức cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở của kết quả điều tra dự báo.

7, Mở rộng hợp tác quốc tế về xúc tiến thương mại song biên và đa biên. 8, Xây dựng mối quan hệ và tổ chức thường xuyên việc đối thoại giữa các cơ quan Chính phủ với các doanh nghiệp.

9, Tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân nước ngoài vào Việt Nam.

Tăng cường quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại. Để thực hiện được việc này, Nhà nước cần :

-Thực hiện hoàn thiện luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý đối với các hoạt động xúc tiến thương mại.

-Trước nhu cầu bức xúc hiện nay, để củng cố khâu quản lý Nhà nước đồng thời để có một tổ chức nòng cốt làm lực lượng hỗ trợ cho các ngành, Bộ thương mại với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại kể cả lĩnh vực xúc tiến thương mại cần phối hợp với chính quyền các cấp, các bộ ngành có liên quan, các cơ quan hỗ trợ thương mại như trung tâm xúc tiến thương mại, các phòng thương mại, các hiệp hội chuyên ngành, các viện nghiên cứu...và đặc biệt là các cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch xúc tiến thương mại trên cơ sở một chiến lược chung của cả nước. Thiếu sự tham gia có hiệu quả của bất kỳ thành phần nào, công tác xúc tiến thương mại sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Trong hệ thống mạng lưới đó, Cục XTTM phải đảm nhiệm được vai trò trung tâm, điều

hành hoạt động XTTM diễn ra một cách đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo dẫn đến một nghịch lý như hiện nay là có những việc nhiều cơ quan cùng làm nhưng có những việc bị bỏ qua không ai có trách nhiệm. Chúng ta cũng cần tiếp tục kêu gọi các nhà tài trợ ủng hộ Việt Nam một cách tích cực trong nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện một môi trường và hệ thống xúc tiến thương mại phục vụ tốt nhất cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam vào đời sống kinh tế thế giới.

Việc đăng ký thương hiệu ở nước ngoài là khá tốn kém, sau đó lại phải tốn kém nhiều tiền nữa để quảng cáo sản phẩm tại thị trường đó. Vì vậy nhiều doanh nghiệp Việt Nam ý thức được sự cần thiết của việc đăng ký và quảng bá thương hiệu nhưng “lực bất tòng tâm”. Trước thực trạng này, Nhà nước có thể hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp đăng ký và quảng bá thương hiệu ở nước ngoài. Ví dụ như hỗ trợ 50% kinh phí trong 5 năm đầu để doanh nghiệp Nhà nước quảng cáo thương hiệu, nhãn mác hàng hoá trên thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 91 - 93)