Chưa tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khuếch trương thương hiệu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 84 - 85)

II NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 1.Trong nước:

2.2.3Chưa tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khuếch trương thương hiệu.

theo pháp luật của các nước, theo những công ước về thương hiệu mà Việt Nam đã tham gia càng không bao giờ được cung cấp cho các doanh nghiệp. Điều gì đến đã phải đến. Những thiệt thòi, mất mát trong thời gian qua là bài học đắt gía cho chúng ta. đến tận bây giờ, vấn đề cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện một cách đúng mức và hiệu quả.

2.2.2 Chưa tham gia vào một số công ước về SHTT

Một hạn chế nữa là Việt Nam chưa tham gia vào một số công ước quốc tế về bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá như Hiệp ước Lisbon về sự bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá và đăng ký quốc tế của nó (Ký năm 1958, sửa đổi tại Stockholm năm 1967, 1979); Hiệp ước Nice về phân loại quốc tế về nhãn hàng hoá và dịch vụ cho mục đích đăng ký các nhãn hiệu (Ký năm 1957, sửa đổi tại Stockholm năm 1967, tại Geneve năm 1977, 1979)... Vì vậy doanh nghiệp chưa được hưởng một số điều kiện ưu đãi, thuận lợi trong việc đăng ký và được bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá ở các nước, các khu vực đó.

2.2.3 Chưa tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khuếch trương thương hiệu. hiệu.

Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng và khuyếch trương thương hiệu cũng chưa thực sự hiệu quả. Tuy trong thời gian gần đây các bộ ngành đã tổ chức các buổi huấn luyện nghiệp vụ cho các doanh nghiệp về đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu nhưng vẫn còn quá ít ỏi so với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Nhà nước cũng chưa có những biện pháp hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà chưa biết cách hoặc chưa đủ tiền để làm việc đó. Ví dụ như việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp một phần nào đó của kinh phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường nước ngoài và chi phí qủang bá trong thời gian đầu. Ngay như việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại cũng còn nhiều hạn chế. Các cơ

quan xúc tiến thương mại thuộc nhiều đơn vị quản lý khác nhau vì vậy các hoạt động thường không đồng bộ, trùng lặp , thậm chí ngay cả công tác kiểm tra, giám sát trong xúc tiến thương mại cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ví dụ như trong việc tham gia hội chợ quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam được đưa ra hội chợ nước ngoài một cách thiếu chu đáo, thậm chí có doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia hội chợ nước ngoài do một đơn vị trong nước tổ chức đưa đi đã bị thất bại thảm hại vì họ làm ngành hàng thủ công lại được đến một hội chợ về...dệt may(!). Hoặc, có những câu chuyện đã trở thành giai thoại trong giới doanh nghiệp chuyên đi hội chợ nước ngoài như : người dẫn doanh nghiệp đi dự hội chợ lại là lần đầu tiên đi ra nước ngoài và chẳng hiểu mô tê gì về hội chợ đó cả, hoặc nhân viên của cơ quan xúc tiến thương mại nhưng tiếng nước ngoài lại kém đến mức doanh nghiệp phải thông dịch giùm...Vì sao doanh nghiệp thờ ơ với việc đăng ký tham gia hội chợ quốc tế do các đơn vị xúc tiến thương mại trong nước tổ chức (trong khi nhu cầu là có thật)? Bởi vì phần đông những nhân viên được cử đi đều theo kiểu thay phiên mỗi người đi một lần cho biết nước này, nước khác, lại yếu về chuyên môn. Theo nhận xét của doanh nghiệp, các đơn vị làm công tác xúc tiến thương mại nhưng lại quá nặng về kinh doanh, nhẹ về hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 84 - 85)