Tổ chức các kênh thông tin thương mại hiệu quả đến doanh nghiệp và tổ chức tuyên truyền về thương hiệu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 89 - 91)

II NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 1.Trong nước:

2.Tổ chức các kênh thông tin thương mại hiệu quả đến doanh nghiệp và tổ chức tuyên truyền về thương hiệu.

chức tuyên truyền về thương hiệu.

Tìm kiếm và xử lý thị trường để nắm bắt các cơ hội kinh doanh là khâu yếu kém nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, do vậy, Nhà nước cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này. Như phần trên đã đề cập, việc cung cấp thông tin từ phía các cơ quan chức năng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các thông tin chung chung mà chưa có những thông tin chuyên sâu, cụ thể để giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc tổ chức dịch vụ nghiên cứu thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng cần xem xét, điều chỉnh, tăng cường hoạt động của các kênh thông tin thương mại để chúng hoạt động thật sự hiệu quả, đem đến cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết, kịp thời.

Chúng ta cũng có thể thành lập những sàn giao dịch điện tử để trưng bày, giới thiệu sản phẩm trên mạng Internet. Đây sẽ là đầu mối cung cấp thông tin về thị trường, doanh nghiệp, sản phẩm và là nơi hỗ trợ giao dịch trực tuýên để đàm phán, ký kết hợp đồng, thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử (TMĐT). Khi tham gia sàn giao dịch trực tuyến, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp cận thị trường rộng lớn và đối với người tiêu dùng trực tiếp nhất, sử dụng công nghệ giao dịch hiệu quả, với những thông tin chi tiết, sinh động , mà không bị giới hạn về không gian, thời gian trong quá trình kinh doanh đồng thời lại giảm được chi phí quảng cáo, giao dịch, bán hàng. Tuy nhiên, để ra đời các sàn giao dịch này, bước đầu tiên phải lựa chọn các thành viên, sản phẩm có đủ năng lực để xuất khẩu, các thành viên khi tham gia cũng phải cam kết khả năng cung cấp hàng, chất lượng, thời gian giao hàng. Đặc biệt các thành viên phải cung cấp đầy đủ các thông tin thị trường, gía cả, chính sách pháp luật và được miễn phí thành viên hai năm đầu. Để sàn giao dịch điện tử hoạt động hiệu quả, các cơ quan chức năng cũng cần tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về sàn giao dịch này trên hệ thống xúc tiến thương mại quốc tế.

Hàng năm, Cục SHCN nên có bản thông baó tương tự như niên giám để công bố tất cả những nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã đăng ký trong năm đó. Còn “Công báo sở công nghiệp” ra ngày 25 hàng tháng hiện nay chỉ được cấp trực tiếp từ Cục SHCN cho 4 loại cơ quan : toà án nhân dân cấp tỉnh, các sở KHCN&MT, các cơ quan quản lý thị trường các địa phương, cơ quan hải quan các địa phương...thì nên quảng bá thương hiệu rộng rãi đến tận các doanh nghiệp thì mới thực sự phát huy được tác dụng vì nhiều khi doanh nghiệp muốn biết về các nhãn hiệu đã đăng ký trước khi đăng ký nhãn hiệu của mình để tránh trùng lặp cũng không biết lấy thông tin ở đâu.

Một việc cấp thiết nữa phải làm là Nhà nước bỏ tiền và mời chuyên gia tổ chức ngay những đợt tập huấn rộng rãi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

về pháp luật SHCN, về xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 89 - 91)