Các công cụ, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 34)

7 Mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp 0,

1.2.5. Các công cụ, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.5.1. Các công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, sản phẩm ra đời ngày càng phong phú đa dạng, tạo thuận lợi cho sự lựa chọn của người tiêu dùng và đặt nhà sản xuất trước các áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và để chiến thắng trong cạnh tranh thì buộc các nhà sản xuất phải nghiên cứu vận dụng nhiều phương thức và công cụ cạnh tranh khác nhau.

Cạnh tranh bằng sản phẩm

Nhu cầu của thị trường ngày càng biến động nhanh chóng và đa dạng. Để nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm theo các hướng sau:

Đa dạng hoá sản phẩm:

Đa dạng hóa sản phẩm thực chất là quá trình mở rộng danh mục hàng hóa, tạo nên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả. Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, vòng đời của sản phẩm đang ngày càng bị rút ngắn lại. Doanh nghiệp cần có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa để hỗ trợ cho nhau.

Trong quá trình mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện đa dạng hóa sản phẩm với các hình thức khác nhau. Có thể dùng hình thức hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập thị trường mới, có thể đa dạng hóa theo bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm, hoặc có thể sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có chung chủng loại nguyên liệu gốc, hoặc sử dụng tổng hợp các chất có chứa đựng trong một loại nguyên liệu để sản xuất một số sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Có thể hiểu chất lượng sản phẩm là thước đo biểu thị giá trị sử dụng của sản phẩm. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao thì những yêu cầu về chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ cũng gia tăng tương ứng. Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng năng lực cạnh tranh thể hiện trên các giác độ:

- Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng tăng đựơc khối lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm

Giá sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi hàng hoá đó trên thị trường. Giá cả có một vai trò rất quan trọng, đối với doanh nghiệp là khẩu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa, còn đối với người tiêu dùng là một trong những yếu tố quyết định đến hành vi mua hàng. Giá cả là dấu hiệu tin cậy phản ánh tình hình biến động thị trường. Thông qua giá cả, doanh nghiệp có thể nắm bắt được sự tồn tại, sức chịu đựng cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Trong cạnh tranh, giá cả được sử dụng như một công cụ cạnh tranh hữu hiệu thông qua chính sách định giá bán. Khi đưa ra chính sách định giá bán, doanh nghiệp cần phải xem xét các vấn đề như: lượng cầu đối với sản phẩm, chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải chấp nhận giá bán thấp hơn giá thành vì những mục tiêu khác như: để thâm nhập thị trường dễ dàng hơn. Điều cuối cùng là phải nhận dạng đúng thị trường nhằm đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu và giá bán sản phẩm.

Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm

Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chức

mạng lướt bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy. Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng. doanh nghiệp có thể tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bán hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia các tổ chức liên kết kinh tế....

Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm trí quyết định đến sự còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:

- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp.

- Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường ( thương hiệu, chữ tín của doanh nghiệp)

- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả.

Cạnh tranh bằng các công cụ khác

Định hướng khách hàng

Định hướng khách hàng là việc doanh nghiệp hoạt động theo phương châm “sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ phải trên cơ sở nhu cầu khách hàng và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ là mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm, dịch vụ đó”

Dịch vụ sau bán hàng

Ngày nay, khách hàng không chỉ chú ý đến giá cả hàng hóa, chất lượng sản phẩm mà ngày càng quan tâm đến dịch vụ hậu mãi khi mua bất kỳ sản phẩm nào. Do đó, bố trí các cơ sở chăm sóc khách hàng ở những nơi thuận tiện với đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, tận tình phục vụ là một công cụ tuyệt vời để hỗ trợ tốt cho việc bán hàng.

Phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

1.2.5.2. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tuỳ vào từng ngành nghề kinh doanh và bối cảnh thị trường mà mỗi doanh nghiệp tự đặt ra cho mình những biện pháp nhất định để nâng cao năng lực cạnh tranh. Sau đây là một số biện pháp được các doanh nghiệp hay sử dụng.

Một là đổi mới tổ chức, nâng cao trình độ và năng lực quản lý doanh nghiệp. Trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức thể hiện ở việc bố trí, sắp xếp các bộ phận quản lý, các khâu sản xuất, sử dụng con người trong từng bộ phận, từng khâu. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở trình độ đào tạo, kiến thức chuyên môn mà còn là kỹ năng lãnh đạo và quản lý, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, năng lực sử dụng các phương pháp quản lý, năng lực thuyết phục…

Để nâng cao trình độ và năng lực quản lý doanh nghiệp, cần tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, cung cấp những kiến thức chuyên môn, kiến thức về quản lý, về pháp luật, tin học, ngoại ngữ…Thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản lý từng mặt công việc trong doanh nghịêp. Ngoài ra cần tăng cường đầu tư cho hoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý doanh nghiệp, lựa chọn nội dung, chương trình phù hợp, hiệu quả.

Hai là nâng cao năng lực marketing của doanh nghiệp. Năng lực marketing được coi là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực marketing doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp đồng bộ về nghiên cứu thị trường, sản phẩm, giá cả, phân phối như:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

- Có chiến lược giá cả phù hợp

- Nghiên cứu thị trường bằng nhiều kênh, nhiều cách - Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại - Thiết lập hệ thống kênh phân phối phù hợp

- Chú trọng đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp

trường hiện đại với xu hướng phát triển kinh tế tri thức như hiện nay, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao năng lực sáng tạo, bao gồm từ phát minh, sáng chế đến cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới sản phẩm…Ngoài việc mua sắm thiết bị, công nghệ mới, mua bản quyền sản xuất, các doanh nghiệp cần chú ý tạo ra bầu không khí lao động sáng tạo và có những biện pháp thưởng thích đáng cho những sáng kiến của nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp.

Bốn là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn và tài sản, công nghệ, và nguồn lao động. Để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả các doanh nghiệp cần chú trọng một số vấn đề như: đánh giá lại vốn và nguồn vốn theo định kì, cơ cấu lại nguồn vốn và tài sản, sử dụng hợp lý nguồn vốn và tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách tăng độ quay vòng vốn hoặc tăng mức sinh lời trên vốn, chủ động và tích cực trong việc huy động vốn.

Hiệu quả sử dụng công nghệ phụ thuộc rất lớn vào tổ chức sản xuất, bố trí nhân lực, thời gian khai thác. Ngoài việc tăng cường khai thác, tổ chức thành ca kíp sản xuất để khai thác tối đa thiết bị, công nghệ thì cần phải chú ý đến chế độ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, công nghệ của người lao động. Bên cạnh đó phải không ngừng đổi mới công nghệ để cải tiến các thiết bị, máy móc, đồng thời tạo khả năng vươn lên làm chủ thiết bị, công nghệ mới cho doanh nghiệp.

Để sử dụng có hiệu quả lao động trong doanh nghiệp doanh nghiệp cần tạo ra bầu không khí dân chủ và nhiệt huyết với công việc, tăng quyền tự chủ, tự quyết cho người lao động, phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mọi người lao động ở tất cả các cấp quản lý cho tới người lao động trực tiếp. Ngoài ra doanh nghiệp cần chú trọng các khâu trong công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo và có chính sách đãi ngộ hợp lý, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần cho người lao động. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động để khai thác có hiệu quả cơ sở tri thức của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w