Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 46)

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ 3

2.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty

2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty

Để phát huy và nâng cao năng lực quản lý nhà máy có bộ máy quản lý khá chặt chẽ và linh hoạt, phân cấp rõ ràng, tạo điều kiện tốt cho ban giám đốc nhà máy điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt và khai thác nguồn lực hiện tại của công ty một cách cao nhất.

Theo điều lệ của công ty cổ phần cơ khí ôtô 3 - 2 thì bộ máy quản lý gồm có Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc và các phòng ban chức năng (Hình 1.2).

Đây là mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Công ty cơ khí ô tô 3 - 2 là một công ty quy mô vừa nhưng có nhiều phân xưởng sản xuất, chính vì vậy cần phải có sự phân cấp riêng theo chức năng. Cấp dưới chịu sự chỉ đạo của cấp trên. Thông qua mô hình quản lý này Giám đốc có thể dễ dàng kiểm soát tình hình của công ty thông qua cấp dưới của mình. Mô hình quản lý này khá phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của Công ty cơ khí ô tô 3 - 2.

2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

* Hội đồng quản trị:

Hội đồng Quản trị là bộ phận cao nhất của Công ty, đại diện cho các chủ sở hữu có vốn góp tại công ty. Chủ tịch HĐQT là người được HĐQT bầu ra chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của HĐQT. Giúp việc cho HĐQT có Thư Ký HĐQT. Các chức năng nhiệm vụ được qui định trong Bảng Điều Lệ công ty.

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cơ khí ô tô 3-2

* Tổng giám đốc:

Tổng Giám đốc công ty chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức các bộ máy, bộ phận, nhân sự trong phạm vi quyền hạn cho phép tại Điều lệ. Tổng Giám Đốc Công ty được HĐQT bầu và Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm. Chức năng quyền hạn cụ thể của Tổng Giám Đốc Công ty được qui định trong điều lệ hoạt động và tổ chức của Công ty. Giúp việc cho Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc.

Các phòng ban chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc nhà máy bao gồm: o Phòng nhân chính o Phòng kế toán P.TGĐ phụ trách nhà máy Hưng Yên P.TGĐ phụ trách kinh doanh P. K C S Phòng kinh doanh P X Ôt ô 1 Ban bảo vệ P. N C P. K T P. K H S X P kĩ thuật P X Ô tô 2 P.TGĐ phụ trách sản xuất Tổng giám đốc Ban dự án P X C K 2 P X C K 3 Hội đồng quản trị P.TGĐ phụ trách kĩ thuật P X C K 1

o Phòng bảo vệ

* Bốn phó tổng giám đốc:

Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc TGĐ và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.

- Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: phụ trách về mặt kỹ thuật, chất lượng sản phẩm do nhà máy sản xuất và quản lý các phòng ban:

o Ban dự án

o Phòng kỹ thuật

o Phòng KCS

- Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: phụ trách về vấn đề sản xuất của nhà máy, các phòng ban và phân xưởng:

o Phòng kế hoạch sản xuất

o Phân xưởng ôtô 1

o Phân xưởng ôtô 2

o Phân xưởng cơ khí 1

o Phân xưởng cơ khí2

o Phân xưởng cơ khí 3

- Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: phụ trách và quản lý trực tiếp phòng kinh doanh

- Phó tổng giám đốc phụ trách nhà máy Hưng Yên: phụ trách mảng sản xuất và quản lý nhà máy tại Hưng Yên.

* Các phòng ban và phân xưởng:

Phòng nhân chính:

+ Quản lý toàn bộ công tác tổ chức lao động và công tác tiền lương + Tổ chức đào tạo, huấn luyện tuyển chọn nhân sự toàn Công ty + Xây dựng định mức lao động, hình thức trả lương và tính lương + Lập báo cáo tiền lương theo quy định.

+ Xây dựng các bảng nội qui, đề ra các chính sách về nhân sự.

Phòng kế hoạch sản xuất:

+ Lập các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch sản xuất từng loại sản phẩm cụ thể trong năm, điều tiết sản xuất theo kế hoạch.

+ Lên kế hoạch cung ứng vật tư cho từng phân xưởng sản xuất, từng loại sản phẩm.

+ Khai thác thị trường để tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu mới nhằm đảm bảo luôn cung cấp kịp thời các yếu tố đầu vào, đảm bảo đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất của nhà máy

Phòng kinh doanh:

+ Nắm bắt những biến động của thị trường, kịp thời phản ánh tới ban giám đốc để có biện pháp điều chỉnh phù hợp

+ Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm. + Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của nhà máy .

+ Quản lý các sản phẩm đã hoàn thành,thực hiện các nghiệp vụ bán hàng và sau bán hàng…….

Phòng kế toán:

+ Tham mưu cho Tổng giám đốc về mặt công tác kế toán - tài chính, sử dụng nguồn vốn và khai thác khả năng vốn của nhà máy để nguồn vốn đạt được hiệu quả cao nhất.

+ Tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nôp thuế cho nhà nước.

+ Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn vốn phục vụ kịp thời cho hoat động sản xuất kinh doanh của nhà máy.

+ Quản lý, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, quản lý chặt chẽ chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính trong toàn nhà máy.

Phòng kỹ thuật:

+ Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật các sản phẩm, các chỉ tiêu kiểm tra kỹ thuật, định mức vật tư, định mức giờ công lao động

hoàn thành.

+ Đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất .

+ Quản lý kỹ thuật, quản lý máy móc, trang thiết bị ở bộ phận sản xuất cũng như ở khối văn phòng và chú ý đến công tác an toàn lao động

Phòng KCS:

+ Quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm do nhà máy sản xuất trước khi nhập kho thành phẩm đồng thời cũng kiểm tra các mặt hàng mua ngoài trước khi nhập vào kho.

+ Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng,

+ Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm,

+ Duy trì và nâng cao uy tín của nhà máy đối với khách hàng trực tiếp mua những mặt hàng đòi hỏi sự đảm bảo về chất lượng cao

Bộ phận bảo vệ:

+ Bảo vệ sản xuất, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội,

+ Bảo vệ tài sản chung của nhà máy cũng như của khách hàng đến liên hệ công tác.

+ Duy trì việc mặc đồng phục trong sản xuất chấp hành giờ giấc lao động của công nhân và xử phạt những trường hợp không chấp hành nội quy của nhà máy.

Phân xưởng cơ khí 1, cơ khí 2 và cơ khí 3: Chuyên gia công cơ khí các sản phẩm, chi tiết máy móc phục vụ cho việc lắp ráp ô tô của Công ty cũng như của các đơn đặt hàng.

Phân xưởng Ôtô 1, 2 và 3: Chịu trách nhiệm sản xuất và lắp ráp các loại xe ôtô như xe buýt, xe ca 32 chỗ… cùng phối hợp với phân xưởng cơ khí để cùng tham gia sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w