PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 72)

3.1. Xu hướng phát triển ngành CNCK ở Việt Nam và những cơ hội thách thức đối với các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thức đối với các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

3.1.1.Những cam kết của Việt Nam trong ngành CNCK khi gia nhập WTO

3.1.1.1. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO

nhập WTO năm 2007. Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đánh một dấu mốc quan trọng trên chặng đường đổi mới của đất nước. Là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những cơ hội phát triển cho mọi ngành, mọi doanh nghiệp trong nước luôn là những thách thức phải cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh trên thế giới.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí của Việt Nam, đặc biệt là cơ khí ô tô, sự cạnh tranh càng trở nên mạnh mẽ hơn. So với nhiều tập đoàn cơ khí mạnh trên thế giới, sự phát triển của công nghiệp cơ khí cũng như công nghiệp ô tô của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Trong tương lai, khi Việt Nam mở cửa hơn nữa lĩnh vực cơ khí theo cam kết gia nhập WTO, chắc chắn sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng.

3.1.1.2. Những cam kết của Việt Nam trong ngành CNCK khi Việt Nam là thành viên của WTO

Sau khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam tiến hành các cam kết đối với WTO về tất cả các ngành hàng, dịch vụ trong cả nước. Vào WTO, mọi bảo hộ Nhà nước cho ngành cơ khí đều bị dỡ bỏ, ngành CNCK ô tô phải tuân thủ các cam kết về chính sách thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và mức cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng.

Về chính sách thuế nhập khẩu, trong thời gian tới, việc điều chỉnh cần phải tuân thủ các cam kết như:

Đối với xe ôtô nguyên chiếc: theo cam kết trong WTO, tất cả các loại xe ôtô phải cắt giảm mức thuế xuống 70% sau 7 năm kể từ khi gia nhập (năm 2014). Riêng loại xe chở người có dung tích xi lanh từ 2.5 trở lên, đến năm 2019 sẽ phải giảm thuế suất từ 90% xuống 52%; xe hai cầu sẽ phải giảm nhanh hơn và nhiều hơn (đến 2017 giảm xuống 47%). Tuy nhiên để tránh gian lận trong thương mại và tạo thuận lợi trong công tác quản lý thì tất cả các loại xe chở người sẽ phải đưa về cùng một mức thuế suất (47%) vào năm 2017.

Đối với linh kiện, phụ tùng ôtô: theo cam kết trong khu vực mậu dịch ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, mức thuế suất đối với linh kiện, phụ

tùng ôtô đều ở mức thấp 5% (trong ASEAN) và cắt giảm xuống 0% vào 2018 đối với ASEAN - Trung Quốc; Trong khi đó, mức thuế theo cam kết WTO ở trong khoảng 12% - 25% tuỳ theo từng chủng loại linh kiện, phụ tùng. Căn cứ vào mức cam kết này, mức thuế suất cụ thể đối với từng loại linh kiện phụ tùng sẽ tiếp tục được quy định cho phù hợp với cam kết quốc tế và khu vực. Riêng đối với những chủng loại linh kiện, phụ tùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô và được quy định rõ trong quy hoạch cần khuyến khích sản xuất như động cơ, hộp số, cầu truyền động thì cần phải duy trì một mức thuế cao hợp lý trong thời gian bảo hộ ít nhất 5 đến 10 năm để thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất những mặt hàng này.

Về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, việc đánh thuế không bị ràng buộc bởi cam kết quốc tế trừ phi có sự khác biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng cùng loại được sản xuất trong nước. Trong thời gian tới, việc xem xét điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô nguyên chiếc cần tính đến yêu cầu mở rộng thị trường xe ôtô trong nước, phù hợp với thông lệ của các nước trong khu vực và cân đối với chiến lược phát triển giao thông trong nước. Theo đó thuế suất cần được thiết kế thuế theo dung tích xi lanh hoặc kết hợp cả dung tích xi lanh với số chỗ ngồi để khuyến khích sản xuất theo chủng loại xe, khuyến khích tăng dung lượng thị trường, phù hợp với chính sách về môi trường.

Về mức cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm cơ khí ô tô, chi tiết cho từng sản phẩm được thể hiện theo Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Mức cắt giảm thuế nhập khẩu một số sản phẩm cơ khí ô tô theo cam kết với WTO

STT Tên sản phẩm

Cam kết với WTO Thuế suất

MFN (%)

Thuế suất khi gia nhập (%) Thuế suất cuối cùng (%) Thời gian thực hiện 1 Xe ôtô con

Xe từ 2.500 cc trở

lên, chạy xăng 90 90 52 12 năm

Xe từ 2.500 cc trở

lên, loại 2 cầu 90 90 47 10 năm

Dưới 2.500 cc và các

loại khác 90 100 70 7 năm

2 Xe tải

Loại không quá 5 tấn 100 80 50 10 năm

Loại thuế suất khác

hiện hành 80% 80 100 70 7 năm

Loại thuế suất khác

hiện hành 60% 60 60 50 5 năm

3 Phụ tùng ôtô 20,9 24,3 20,5 3-5 năm

4 Xe máy

Loại từ 800 cc trở lên 100 100 40 8 năm

Loại khác 100 95 70 7 năm

(Nguồn: Toàn văn cam kết WTO của Việt nam)

3.1.2. Xu hướng phát triển ngành CNCK ở Việt Nam

Theo quy hoạch phát triển ngành cơ khí trọng điểm từ nay đến năm 2010, nước ta phải đáp ứng tối thiểu 45 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước và xuất khẩu 30% giá trị sản lượng, doanh số đạt bình quân từ 3,5 - 4 tỷ USD. Mục tiêu của chương trình cơ khí trọng điểm đến năm 2010 và tầm nhìn tới 2020 là tập trung vào 8 nhóm chuyên ngành cơ khí lớn như máy động lực, máy kéo và máy nông nghiệp, máy công cụ, thiết bị toàn bộ, cơ khí xây dựng, cơ khí tàu thủy, cơ khí ô tô và cơ khí giao thông vận tải, thiết bị điện...

Riêng đối với ngành CNCK ô tô, bản Quy hoạch phát triển công nghiệp cơ khí Việt Nam trên cũng đã đưa ra dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020 (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Bảng dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020

(Đơn vị tính: số xe) STT Loại xe 2010 2020 1 Xe con 70.000 144.000 Xe đến 5 chỗ ngồi 60.000 116.000 Xe 6 - 9 chỗ ngồi 10.000 28.000 2 Xe khách 36.000 79.900

10-16 chỗ ngồi 21.000 44.000 17-25 chỗ ngồi 5.000 11.200 26-46 chỗ ngồi 6.000 15.180 > 46 chỗ ngồi 4.000 9.520 3 Xe tải 127.000 159.800 Đến 2 tấn 57.000 50.000 2-7 tấn 35.000 53.700 7-20 tấn 34.000 52.900 > 20 tấn 1.000 3.200 4 Xe chuyên dùng 6.000 14.400 TỔNG SỐ 239.000 398.000

(Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020)

3.1.3. Những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp cơ khí Việt Nam

3.1.3.1. Cơ hội

- Có điều kiện để tiếp cận các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại,

tiếp thu và nâng cao trình độ công nghệ quốc gia, có thời cơ để “ Đi tắt đón đầu” trong một số lĩnh vực.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ của lực lượng nghiên cứu khoa học công nghệ và thiết kế trong nước.

- Có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm cơ khí mới, có khả năng cạnh tranh như: ô tô, xe máy, tàu thuỷ, máy công cụ, phụ tùng, máy móc thiết bị...

- Hội nhập là cơ hội thúc đẩy cải cách hành chính, đổi mới doanh nghiệp, đổi mới phương thức quản lý giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình..

3.1.3.2. Thách thức

- Thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ hoặc để đầu tư mới

nhằm tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.

- Đội ngũ nghiên cứu thiết kế tuy đông nhưng còn bất cấp về mặt kiến thức, trang thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu, thiếu đồng bộ.

tiếp tục duy trì yêu cầu này một cách bắt buộc, mà phải trên cơ sở tự nguyện của các doanh nghiệp nếu họ nhận thức được việc tăng tỷ lệ nội địa hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.

- Phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm cơ khí nhập khẩu trong khi khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trong nước còn yếu.

3.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của CTCP Cơ khí ô tô 3-2 trong thời gian tới 3-2 trong thời gian tới

3.2.1. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w