Áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 38)

7 Mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp 0,

1.3.2. Áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành cơ khí Việt Nam, bên cạnh những cơ hội như có điều kiện tiếp cận các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu,... thì thách thức đối với ngành cũng không phải là ít.

Khi vào WTO mọi bảo hộ và thuế bị dỡ bỏ, chỉ còn lại các rào cản kỹ thuật. Nhưng đến nay chúng ta chưa có các rào cản kỹ thuật hợp pháp đủ mạnh, đủ hiệu lực để bảo vệ các sản phẩm cơ khí trọng điểm. Trước hết đó là các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cần thiết để ngăn không cho du nhập các sản phẩm có trình độ kỹ thuật và chất lượng thấp. Thêm vào đó chúng ta chưa có đầy đủ các phương tiện để kiểm định sự hợp tiêu chuẩn với các sản phẩm cơ khí. Quản lý thị trường yếu kém để hàng cơ khí chất lượng thấp, giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh cho các doanh nghiệp làm sản phẩm cơ khí chính xác.

Trong khi ở các nước đang phát triển, công tác nghiên cứu, phát triển R&D là việc sống còn thì ở Việt Nam lại chưa được đầu tư đúng mức. Chính vì vậy mà sản phẩm cơ khí của Việt Nam ít đổi mới, khả năng cạnh tranh kém.

Nếu ngành công nghiệp cơ khí không nhanh chóng tăng sức cạnh tranh thì các nước trong khối hợp tác kinh tế sẽ lợi dụng để chiếm lấy thị phần lớn hơn ở Việt Nam.

1.3.3. Lợi ích của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cơ khí Vịêt Nam

Năng lực cạnh tranh chính là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên thương trường. Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ở năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó so với đối thủ cạnh tranh.Việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ góp phần làm tăng vị thế của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trên thị trường không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cần tìm ra cho mình những giải pháp để biến những cái không thể thành có thể. Một thực tế hiện nay là CNCK Việt Nam đang còn ở phía sau

rất xa so với các nước phát triển trên thế giới, điều đó đồng nghĩa với sự tụt hậu về kinh tế của một doanh nghiệp và của cả một quốc gia. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cơ khí nâng cao, tổng thể chung sẽ thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trên trường quốc tế.

Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 là một công ty cơ khí thuộc Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam Vinamotor, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty vừa để công ty có thể cạnh tranh tốt hơn và ngày càng phát triển, vừa đóng góp vào sự lớn mạnh chung của Tổng công ty Vinamotor cũng như toàn ngành cơ khí Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập như ngày nay.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ 3 - 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w