Tổ chức quản lý và phát triển thị trờng

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất & khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở VN (Trang 67 - 69)

II. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất đờngmía ở Việt Nam

1. Giải pháp Vi mô

1.7. Tổ chức quản lý và phát triển thị trờng

Hiện nay tình hình nhập lậu đờng hết sức phức tạp, tính bình quân đờng nhập lậu mỗi ngày vào Việt Nam khoảng 1000 tấn (vào thời kỳ cao điểm). Với đờng nhập lậu giá bán khoảng 4000đ/kg trong khi giá đờng sản xuất tại Việt Nam hiện nay khoảng 6000 đ/kg (mức giá trung bình trên thế giới là 3000 đ/kg) thì việc một số nhà máy đờng Việt Nam “chết” ngay trên thị trờng nội địa là đ- ơng nhiên. Vì vậy việc tổ chức quản lý thị trờng tiêu thụ là vấn đề bức bách hiện nay đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nớc và các doanh nghiệp, sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành.

- Các nhà máy phải có sự nghiên cứu và tìm kiếm thị trờng một cách linh hoạt. Đặc biệt quan tâm và có mối quan hệ mật thiết với thị trờng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng nguyên liệu chủ yếu là đờng và các sản phẩm từ đờng. Đó là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bánh kẹo, sản xuất nớc ngọt, sản xuất chế biến hoa quả, thực phẩm cao cấp... Đây là lực lợng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy sản xuất đờng, đặc biệt xét về lâu dài. đồng thời có chiến lợc đa dạng hoá thị trờng.

- Chủ động có kế hoạch dự trữ, lu thông, điều chuyển hàng giữa các vùng. Thành lập hệ thống phân phối sản phẩm riêng của mình, tăng cờng tiếp thị, tổ chức mạng lới bán hàng, giới thiệu sản phẩm đến tận phờng xã.

- Phải quán triệt đợc rằng: Hoạt động sản xuất phải đi đôi với tiêu thụ. Các nhà máy lập kế hoạch sản xuất phải căn cứ chặt chẽ vào khả năng tiêu thụ và lập tiêu thụ khả thi. Chỉ sản xuất khi có thị trờng tiêu thụ đảm bảo. Điều đó vừa giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và tiêu thụ, góp phần ổn định giá

trên thị trờng. Trên cơ sở đó tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến bao bì, mẫu mã đáp ứng đầy đủ, linh hoạt nhu cầu thị trờng.

- Cần có chiến lợc hớng ngoại trong sản xuất và tiêu thụ. Mặc dù “Việt Nam không thể là nớc xuất khẩu mang tính cơ cấu, kể cả hiện nay và về trung hạn” (Tài liệu Hội thảo Việt - Pháp về mía đờng đến 2020), nhng điều đó không có nghĩa là sản phẩm đờng Việt Nam không thể xuất khẩu. Xuất khẩu ở đây chủ yếu đợc tính cho phần d thừa sau khi đã cân đối đủ tiêu thụ trong nớc.

- Các nhà máy cần có chiến lợc đăng ký và bảo vệ thơng hiệu, mẫu mã sản phẩm của mình. Tăng cờng chống hàng giả, hàng kém chất lợng. Đây là một việc mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các nhà máy đờng nói riêng cha quan tâm. Các vụ tranh chấp về thơng hiệu của Cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, Cá tra-basa... là những bài học đắt giá cho vấn đề bản quyền của chúng ta.

- Hình thành hệ thống thông tin - cung cấp thông tin về thị trờng đờng trong nớc và nớc ngoài. Đây là việc hết sức quan trọng đối với nhà máy đờng, bởi hầu hết các nhà máy đều “mù” thông tin thị trờng và trong việc tìm kiếm đối tác. Điều đó giúp ổn định giá cả và sản lợng trên thị trờng. đồng thời có sự hớng dẫn, lập lộ trình mở rộng thì trờng của các nhà máy. Hệ thống thông tin này nên là một bộ phận của Hiệp hội mía - đờng, điều đó tạo điều kiện dễ dàng hơn trong phối hợp giữa các nhà máy.

- Theo đánh giá của các nhà chức trách, công suất của các nhà máy đờng hiện nay có thể đảm bảo cung cấp cho nhu cầu đờng trong nớc đến 2010. Nếu nhu hiện nay các nhà máy hoạt động hết công suất hiện có thì có thể tạo ra tình trạng cung lớn hơn cầu, làm đảo lộn thị trờng đờng. Vì vậy, trong Hiệp hội mía - đờng cần có một cơ chế phối kết hợp “chia thị phần” một cách hợp lý nhằm đảm bảo thị phần của từng nhà máy và của Hiệp hội. Việc “chia thị phần” đó phải dựa vào khả năng cung cấp, cơ cấu sản phẩm sản xuất của các nhà máy, nhu cầu thị trờng trên từng khu vực. Có thể dùng hình thức cấp “hạn ngạch” sản xuất đờng (dạng quota) cho từng nhà máy theo từng năm.

- Công tác chống nhập lậu đờng cũng phải thực hiện triệt để bằng các biện pháp liên nghành (hải quan, công an, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài Chính, Bộ Thơng Mại, đại diện các nhà máy đờng... ). Tịch thu lợng đờng nhập lậu dới mọi hình thức, đờng tịch thu cho tinh luyện và tái xuất 100%.

Các loại đờng lu thông trên thị trờng nếu không rõ nguồn gốc nếu phát hiện cũng phải bị xử lý nh đờng nhập lậu.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất & khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở VN (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w