0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN – CN AN GIANG (Trang 29 -31 )

Như chúng ta đã biết vai trò của các NHTM trong nền kinh tế là đi vay để cho vay, điều chuyển nguồn vốn từ người thừa tiền sang người thiếu tiền. Chính vì vậy muốn hoạt động ổn định, bền vững ngân hàng cần phải có những chính sách nhằm thu hút thật nhiều khách hàng đến gửi tiền và vay tiền. Do đó nguồn vốn huy động giữ một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, là một trong ba nguồn tạo nên tổng nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Trước tình hình hiện nay các ngân hàng đều ráo riết tranh thủ các nguồn vốn từ trong dân, do đó việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên mạnh mẽ, gay gắt hơn, SCB cũng không ngoại lệ, để tồn tại và phát triển được, ngân hàng cũng đã nghiên cứu và tung ra rất nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu khác nhau của các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó lạm phát ngày càng tăng cao, chính yếu tố này làm cho lãi suất huy động của ngân hàng không ngừng tăng cao để đảm bảo tiền lãi khách hàng được hưởng mang con số thực dương, đây cũng tạo nên khó khăn cho ngân hàng, vì chi phí đầu vào tăng cao, dẫn đến lãi suất cho vay cao và các chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm hãm lạm phát đã buộc các ngân hàng phải thu hút được nhiều vốn hơn, đảm bảo tỷ lê dự trữ bắt buộc trong NHNN. Ngoài những trở ngại nêu trên, trong công tác huy động vốn của mình, ngân hàng còn gặp nhiều vấn đề khác như: phần mềm của ngân hàng không còn phù hợp với tình hình hiện nay, dẫn đến tốn nhiều thời gian của GDV và khách hàng, ngân hàng phải tốn nhiều chi phí đào tạo để nhân viên tiếp cận với sản phẩm mới.

Do thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, đồng thời thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn, ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang đã tích cực trong việc huy động vốn của mình tạo nên nguồn vốn dồi dào nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, dân cư. Nhờ vậy, công tác huy động vốn của SCB An Giang đã đạt được kết quả sau:

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2006 6 tháng đầu năm 2007 6 tháng cuối năm 2007 1. Tiền gửi tiết kiệm:

a. Có kỳ hạn. b. Không kỳ hạn. 10.865 10.388 527 42.124 41.524 600 67.705 67.047 658 2. Tiền gửi thanh toán 10.926 22.881 36.604

Tổng cộng 21.791 65.005 104.309

Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang

Qua số liệu ta thấy tổng vốn huy động qua các quý đều tăng và vốn huy động của từng loại tiền gửi cũng tăng theo qua mỗi 6 tháng. Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đóng vai trò chủ đạo. Tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các quý, do ngân hàng đã bắt đầu có nhiều chương trình khuyến mãi thu hút được nhiều khách hàng.

Tuy nhiên trong 6 tháng cuối năm 2006 tình hình huy động vốn còn chậm và chưa thu hút được tiềm năng trên địa bàn. Nguyên nhân là do mới khai trương nên còn ít người biết đến SCB.

Tiền gửi tiết kiệm tuy đa dạng thu hút được khách hàng, nhưng con số này chưa cao do lãi suất của SCB so với các NHTM tại An Giang tương đương nhau. Có nhiều khách hàng sau khi trao đổi với nhân viên thì cho rằng quà tặng khuyến mãi của SCB chưa mới lạ cũng giống như những ngân hàng khác nên chưa thu hút được khách hàng. Do đó để thu hút và lôi kéo khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, cần có chính sách khuyến mãi quà tặng đa dạng. Ngoài ra đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng cần tăng cường tiếp thị, quảng cáo, nhằm lôi kéo khách hàng có tiềm năng về vốn và các khu vực đông dân cư để đưa sản phẩm tiết kiệm của SCB đến với khách hàng nhiều hơn.

Cũng từ bảng 4.2 bảng số liệu về tình hình huy động vốn ta thấy qua gần 2 năm hoạt động ngân hàng đã có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ về nguồn vốn có kỳ hạn, tuy nhiên nguồn vốn tiết kiệm không kỳ hạn lại chiếm một tỷ lệ rất thấp, không đáng kể trong tổng nguồn vốn.

Để hiểu rõ nguyên nhân tại sao loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lại ít được khách hàng ưa chuộng, ngược lại loại tiền gửi tiết kiệm cò kỳ hạn lại thu hút khách hàng nhiều như vậy ta bắt đầu phân tích cụ thể tình hình huy động vốn đối với từng loại hình huy động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN – CN AN GIANG (Trang 29 -31 )

×