Loại tiền gửi này chủ yếu huy động được từ mọi người dân trong tỉnh, họ gửi nhằm mục đích thu được lợi tức, ngoài ra họ gửi tiền còn vì mục tiêu an toàn cho đồng vốn của mình. Tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh các quý qua tăng rõ rệt, cụ thể năm 2006 là 10.865 triệu đồng, chỉ sau một năm hoạt động nguồn vốn này đã tăng lên đáng kể với tốc độ tăng truởng 5,23 lần thành 67.705 triệu đồng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư cũng tăng mạnh càng thể hiện tác dụng tốt của các chương trình tiết kiệm dự thưởng và những chính sách thu hút khách hàng doanh nghiệp do SCB đưa ra. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh có sự tăng trưởng ổn định cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, vừa giữ chân khách hàng cũ, vừa thu hút thêm nhiều khách hàng mới dẫn đến tiền gửi không ngừng tăng trưởng. Tiền gửi tiết kiệm được cấu thành từ hai loại tiền gửi là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn rất khó thu hút khách hàng bởi vì nó có sự ràng buộc về thời gian. Mặc khác, giá cả luôn biến động làm cho người dân không thích loại tiền gửi này. Nhưng SCB – An Giang đã có chính sách phù hợp, thái độ phục vụ của nhân viên và nhiều loại hình dịch vụ cùng với các tiện ích của nó đã huy động được một lượng lớn vốn, mỗi năm một tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
Các chính sách ngân hàng dùng để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới đó là: SCB đã tạo ra nhiều kỳ hạn linh hoạt từ 3 ngày trở lên tạo điều kiện cho khách hàng tham gia gửi tiền trong ngắn hạn, tuy nhiên với cách thức huy động này ngân hàng phải tốn rất nhiều chi phí. Bên cạnh đó, SCB còn áp dụng các chính sách thưởng lãi suất và áp dụng chính sách khách hàng tức là sẽ áp dụng lãi suất có kỳ hạn tùy theo số ngày thực gửi cho các sổ tiết kiệm tất toán trước hạn thay vì hưởng lãi suất không kỳ hạn. Điều này làm cho khách hàng an tâm hơn khi tham gia các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn.
Loại tiền gửi này ngày càng tăng cao qua các quý là do khách hàng đã nhận thấy được ưu điểm của của nó là lãi suất cao, có những sản phẩm thích hợp với nhu cầu của họ, do vậy khi có được lượng tiền nhàn rỗi họ sẽ gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào ngân hàng vì vậy thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền.
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nguồn vồn của từng hình thức HĐV trong tổng TGTK 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000
6 tháng cuối năm 2006 6 tháng đầu năm 2007 6 tháng cuối năm 2007
TKSS
S ố ti ề n (tr
i
ệ u đ ồ ng)
Số dư tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong mỗi 6 tháng qua tăng như sau: Vào 6 tháng đầu mới hoạt động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của chi nhánh 10.338 triệu đồng. Nhưng qua 6 tháng sau, tổng kết tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của 6 tháng đầu năm 2007 lên đến 41.524 triệu đồng, tăng 3 lần. Con số này lại tiếp tục tăng thêm 25.523 triệu đồng thành 67.047 triệu đồng vào thời điểm kết thúc 6 tháng hoạt động cuối năm 2007. Có được kết quả như trên nguyên nhân là do gần cuối năm nên ngân hàng có nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng dành cho khách hàng như chương trình “rộn ràng sắc xuân”, khách hàng đến gửi tiền vừa nhận được lãi suất cộng thêm, vừa được quay số trúng thưởng, nhận thêm lì xì, được tặng quà ngày tết…do đó khi có lượng tiền mặt nhàn rỗi hàng năm thì khách hàng quyết định đến ngân hàng gửi tiết kiệm để sinh lợi. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng cao và họ đã tạo được thói quen khi chưa có nhu cầu sử dụng trong thời gian sắp tới họ sẽ cân đối nguồn vốn của mình và gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao.
Từ những lý do nêu trên ta thấy đây chính là nguồn vốn mục tiêu mà ngân hàng cần hướng tới vì tính ổn định của nó, ngân hàng có quyền chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này trong cho vay sinh lợi. Vì vậy ngân hàng không ngừng cải tiến, sửa đổi và đưa ra những sản phẩm mới mang tính cạnh tranh để thu hút được thật nhiều lượng vốn này.
Để thuận lợi cho khách hàng, ngân hàng đã tạo ra nhiều loại sản phẩm tiền gửi tương ứng với mỗi mức lãi suất khác nhau và kỳ hạn khác nhau. Biểu lãi suất đối với tiền gửi tiết kiệm thông thường của ngân hàng sẽ được giới thiệu trong phần phụ lục của đề tài.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Đối với loại tiền gửi này, khi khách hàng có một số tiền tạm thời nhàn rỗi trong thời gian ngắn mà chưa dùng đến, họ dùng tiền này gửi vào ngân hàng để hưởng lãi và đảm bảo an toàn hơn khi để ở tại nhà. Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng thấy được trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thì kênh huy động chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, lý do là lãi suất thu được từ nguồn tiền này rất thấp, lãi suất chỉ bằng khoảng 1/3 lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và một lý do nữa là khoảng tiền gửi tiết kiệm chỉ cá nhân mới được gửi không dùng để thanh toán nên đa phần khách hàng thích gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn hơn, hoặc họ sẽ gửi vào tài khỏan tiền gửi thanh toán thay cho tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vì sẽ thuận tiện và sễ dàng hơn trong việc thanh toán, chuyển tiền, rút gửi tiền mà vẫn hưởng lãi suất ngang nhau..
Nếu nguồn vốn này tăng dần theo các năm thì tốt do chi phí trả lãi thấp nhưng do đặc điểm của hình thức huy động này là có thể rút tiền bất cứ lúc nào nên chi nhánh rất khó trong việc chủ động được nguồn vốn hay nói cách khác phần vốn huy động này đưa vào lưu thông không được thuận lợi, vì thế các tổ chức tín dụng thường không đưa ra mức lãi suất cao và chi nhánh phải dự phòng quỹ an toàn để đảm bảo tính thanh khoản của mình và tính toán cơ cấu đầu tư hợp lí, vì vậy nguồn vốn từ hình thức huy động này không phải là nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng hướng tới.
Từ những lý do nêu trên ta thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn vốn huy động của loại tiền gửi không kỳ hạn thấp là do lãi suất chưa đủ hấp dẫn họ. Vì khách hàng gửi tiết kiệm đa phần là vì lợi tức, còn với mục đích thanh toán họ sẽ tìm đến loại hình TGTT
4.1.2.2 Tiền gửi thanh toán
Bên cạnh hai loại tiền gửi trên thì tiền gửi thanh toán cũng được ngân hàng chú trọng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, giúp cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng thêm, bên cạnh đó ưu điểm của nó là lãi suất thấp từ đó sẽ giảm chi phí đầu vào của ngân hàng. Đồng thời cũng thông qua hoạt động này ngân hàng còn thực hiện bán chéo sản phẩm với các doanh nghiệp, giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp trong địa bàn. Một lý do nữa là TGTT thông thường được huy động từ các doanh nghiệp, các TCKT, do đó số dư huy động sẽ lớn hơn rất nhiều so với tiền gửi cá nhân.
Qua gần 2 năm hoạt động, lượng tiền gửi thanh toán mà ngân hàng huy động tăng nhanh góp phần cho tốc độ tăng trưởng của tổng vốn huy động. Tình hình huy động của tiền gửi thanh toán như sau:
6 tháng cuối năm 2006: 10.926 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2007 : 22.881 triệu đồng 6 tháng cuối năm 2007: 36.604 triệu đồng
TGTT tăng dần là do ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đến vay vốn, như chính sách chuyển doanh thu của doanh nghiệp về SCB, miễn phí thanh toán cho các doanh nghiệp đang vay vốn tại SCB do đó tạo được các mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp chính, thu hút họ mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng. Ngoài ra đối với cá nhân, ngân hàng cũng không bỏ qua khoảng trống này, ngân hàng đã có những chính sách khuyến mãi khuyến khích khách hàng cá nhân sử dụng thẻ ATM…do đó tiền gửi thanh toán huy động ngày càng tăng.
Nhìn chung hoạt động huy động vốn của ngân hàng khá tốt, ngày càng có hiệu quả, đảm bảo được chỉ tiêu do Hội sở giao cho. Có được như vậy là nhờ vào sự tận tình phục vụ của toàn thể nhân viên trong chi nhánh và chính sách lãi suất luôn phù hợp với tình hình biến động của thị trường tạo sự tin tưởng cho khách hàng, vì vậy họ đến giao dịch với chi nhánh ngày càng nhiều. Có thể thấy bên cạnh những nổ lực chăm sóc và tiếp thị khách hàng, các đơn vị, sự gia tăng hoạt động trong thời gian qua còn bao gồm những đóng góp đáng kể từ các chương trình quảng bá thương hiệu của SCB và trong các kỳ hội nghị khách hàng. Tuy nhiên do còn non trẻ so với các đối thủ SacomBank, ngân hàng Đông Á, ACB vì các ngân hàng này đã có mặt rất lâu trên địa bàn tỉnh An Giang nên muốn phát triển hơn nữa, chiếm được nhiều thị phần hơn nữa tại địa bàn, ngân hàng cần phải nổ lực hết mình, phát huy những ưu điểm hiện có và hạn chế, khắc phục những khuyết điểm mà khách hàng chưa hài lòng. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn, chi nhánh cần phải khẩn trương nghiên cứu thực hiện các loại thể thức tiết kiệm mới: tiết kiệm có kỳ hạn có lãi và có thưởng, tiết kiệm có lãi suất gắn với quy mô vốn gởi (tiền gởi càng lớn, lãi suất càng cao), đẩy mạnh công tác mở tài khoản cá nhân. Bên cạnh đó, cán bộ nhân viên ngân hàng cần phải nhiệt tình giúp đỡ, giải thích, hướng dẫn khách hàng gửi loại tiền phù hợp và có lợi cho họ.