0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giải pháp và kiến nghị

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN – CN AN GIANG (Trang 50 -50 )

4.4.1 Giải pháp

Với thực trạng thị trường huy động vốn cạnh tranh ngày càng gay gắt, hầu hết các ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động tiền gửi có khuyến mãi phong phú, lãi suất cao hơn so với lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn... Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, việc đặc biệt quan tâm tới công tác huy động vốn và các sản phẩm, dịch vụ... nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, tăng thu phí, đảm bảo cân đối vốn an toàn hiệu quả, đồng thời nâng cao vị thế của SCB là hết sức cần thiết. Vì thế việc xây dựng chương trình, giải pháp tăng trưởng công tác huy động nguồn vốn góp phần mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển, góp phần tăng uy tín và lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang là vấn đề cấp bách, dưới đây là một số biện pháp đề xuất nhằm giúp ngân hàng hoàn thiện tốt hơn trong công tác huy động vốn của mình.

Thứ nhất, Trong tình hình hiện nay, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, nhằm thu

hút nhiều khách hàng, do vậy một số khách hàng đã rút tiền ở SCB và chuyển sang gửi tiền ở các ngân hàng khác. Vì vậy SCB cần tìm hiểu nguyên nhân khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khácđ ể có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục

lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng. Xem xét ngoài yếu tố lãi suất,còn yếu tố nào khác ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, làm dao động khách hàng không. Ngân hàng cần xây dựng chính sách khách hàng hấp dẫn linh hoạt, ưu tiên cho khách hàng cũ để giữ chân họ, đồng thời phải có những chính sách khuyến mãi khác nhằm lôi kéo khách hàng mới.

Thứ hai, Ngoài những sản phẩm nêu trên, ngân hàng còn có rất nhiều sản phẩm cạnh

tranh khác, CBNH nhất là GDV cần phải học hỏi nghiên cứu kỹ sản phẩm, phải thấu hiểu tường tận, biết so sánh ưu nhược điểm của từng thể thức HĐV, xem xét xem sản phẩm nào phù hợp với đối tượng khách hàng nào để tư vấn có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu là bất kỳ cá nhân tổ chức nào có nguồn tiền chưa sử dụng, đều có thể tìm kiếm ở ngân hàng một loại hình nào đó phù hợp với mong muốn của họ, giúp cho khách hàng đạt lợi nhuận tối đa khi gửi tiền tại ngân hàng.

Thứ ba, bộ phận makerting của ngân hàng cần có những chính sách cụ thể đối với

khách hàng tiền gửi, tiến hành những nghiên cứu cần thiết, nắm bắt đặc điểm thu nhập, chi tiêu, khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng thị trường, từng nhóm khách hàng và mong muốn của họ để có các hình thức và biện pháp tiếp cận, phát triển quan hệ thích hợp. Chủ động nghiên cứu, triển khai các ý tưởng, các sản phẩm mới phục vụ khách hàng.

Thứ tư, hiện nay, phần mềm chương trình dùng trong hoạt động của ngân hàng đã lỗi

thời, thường xuyên bị lỗi, tốc độ chậm, làm cho khách hàng phải đợi lâu, do đó cần có kế hoạch nghiên cứu, triển khai phần mềm mới, ứng dụng công nghệ mới để hoạt động HĐV của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. Cùng với việc thay đổi công nghệ, ngân hàng cần phải mở lớp đào tạo, để cán bộ thích nghi với cái mới, tránh làm việc theo lối mòn, phải thường xuyên cập nhật cái mới. Mở lớp đào tạo cán bộ nhất là GDV về kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng để GDV có thể tư vấn khách hàng một cách tốt nhất. Có như vậy mới đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng, vì chính GDV là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang chỉ có 1 thùng thẻ ATM của SCB đặt tại chi nhánh, mặc dù SCB đã liên minh với nhiều thùng thẻ của ngân hàng khác trong nước như VCB, Techcombank, VIB….nhưng vẫn gây khó khăn cho khách hàng khi muốn giao dịch qua thẻ và sử dụng các tiện ích từ thẻ ATM của SCB. Vì vậy muốn huy động tốt TGTT, ngân hàng cần đặt thêm nhiều thùng thẻ nữa tại các địa điểm đông người như trường Đại học An Giang, Trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ quan, siêu thị….Tiếp tục tư vấn các đơn vị sử dụng thẻ ATM cho việc chi trả lương của đơn vị mình, đưa sản phẩm thẻ của SCB đến với các trường học kể trên nhằm mục đích vừa huy động được TGTT vừa quảng bá thương hiệu của ngân hàng mình.

Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để quảng bá hình ảnh thương hiệu nhằm giúp ngưởi dân phân biệt rõ ràng giữa SCB và Sacombank vì đa phần khách hàng còn nhầm lẫn tên giữa hai ngân hàng này.

Mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập thêm nhiều phòng giao dịch ở các huyện xã, thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi ở các vùng này…., tận dụng mọi hình thức huy động hiện có để gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

4.4.2 Kiến nghị

4.4.2.1 Kiến nghị đối với ngân hàng

Dưới đây là một số kiến nghị đề tài đề xuất nhằm thực hiện những biện pháp nêu trên

Thứ nhất, xây dựng chiến lược cụ thể để thu hút vốn từ hộ dân cư. Vì nguồn vốn này

mang tính ổn định từng thời kỳ tạo cho ngân hàng chủ động cân đối vốn đầu tư cho các đối tượng thích hợp và ổn định lâu dài. Thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngân hàng, cần có chiến lược phát triển lâu dài nhằm tạo được ưu thế trong cạnh tranh.

Thứ hai, tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chi

nhánh cần đưa sản phẩm mới vào qui chế, bằng cách phát triển tổ marketing, không ngừng giới thiệu sản phẩm và những vấn đề mới có liên quan.

Thứ ba, thành lập tổ Marketing để giới thiệu sản phẩm và những vấn đề có liên quan.

Bên cạnh đó tổ này cũng cần phải thăm dò, nghiên cứu thị trường để báo về chi nhánh và hội sở, từ đó sẽ làm sơ sở để phòng nghiên cứu sản phẩm hội sở đưa ra sản phẩm cho phù hợp với địa bàn.

Thứ tư, ngân hàng có thể ký hợp đồng với đài phát thanh – truyền hình, báo chí... để

quảng cáo cho hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Khai thác tối đa các

phương tiện thông tin đại chúng ở các cấp (tỉnh, huyện, thị, thành, xã, phường, khóm, ấp) phục vụ cho công tác huy động vốn gắn với quảng bá thương hiệu.

Thứ năm, ngân hàng cần tìm tòi, nghiên cứu và thay thế các phần mềm mới cao hơn,

tiện ích hơn, khắc phục được các hạn chế của phần mềm cũ nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí của ngân hàng cũng như của khách hàng.

Thứ sáu, mở rộng mạng lưới phòng giao dịch trên địa bàn nhằm tiết kiệm thời gian

tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch ở những nơi dân cư sống tập trung có điều kiện sản xuất kinh doanh. Thành lập tổ lưu động để đi huy động vốn và cho vay ở những vùng nông thôn nhằm khai thác hết tiềm lực hiện có và tạo điều kiện cho khách hàng trong quan hệ giao dịch tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Cần mở rộng và gia tăng các hình thức dịch vụ tiện ích như là: nhận tiền gởi và trả tiền tận nhà, hoặc qua điện thoại để có thể đáp ứng khách hàng cao tuổi hoặc những khách hàng muốn tránh rủi ro khi mang tiền đi trên đường.

Thứ bảy, ngân hàng phải thường xuyên quan tâm công tác đào tạo nhằm tạo một đội

ngũ nhân viên có trình độ cao, và có thái độ làm việc tích cực. Bên cạnh đó ngân hàng nên bố trí cán bộ phù hợp với trình độ năng lực và có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân đạt chỉ tiêu, thành tích trong hoạt động, động viên khuyến khích những cá nhân chưa đạt và nghiêm khắc kỷ luật, bài trừ những cá nhân lệch lạc, gây ảnh hưởng xấu hay làm hại đến ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho các cán bộ viên chức trong ngân hàng để họ có thể hiểu hơn về nghiệp vụ huy động vốn và các nghiệp vụ có liên quan, đồng thời nên mở nhiều lớp học bồi dưỡng cho nhân viên để ngày càng trẻ hóa đội ngũ cán bộ.

Ngoài những đề xuất nêu trên chi nhánh nên tiếp tục duy trì công tác tổ chức Hội Nghị khách hàng hàng năm để giới thiệu những dịch vụ của mình. Từ đó, giúp khách hàng nắm bắt được nội dung, kế hoạch hoạt động mới của ngân hàng, đồng thời qua đó chi nhánh

cũng nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của khách hàng kịp thời sửa đổi để phục vụ tốt hơn.

Cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, các cơ sở địa phương để vừa tiếp cận tìm hiểu khách hàng để đầu tư vừa khai thác huy động vốn. Mở rộng khách hàng nhiều hơn nữa nhất là những khách hàng là chủ sản xuất kinh doanh mua bán lớn.

4.4.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và các cơ quan hữu quan

Phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và về loại hình, đủ điều kiện hoạt động lành mạnh, ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh; đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc thị trường…

Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của NHNN, hoàn thiện các quy định quản lý, đặc biệt là việc nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro đối với các hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Các cơ quan hữu quan cần ngăn chặn, xoá bỏ các tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền tệ, tín dụng trái phép dưới mọi hình thức và tiếp tục ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, ổn định thị trường tiền tệ…Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư an tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN

Trong gần hai năm hoạt động, thương hiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang đã từng bước khẳng định vị trí của mình và không ngừng lớn mạnh, thể hiện qua tốc độ tăng tổng tài sản, lợi nhuận khá cao và mạng lưới ngày càng mở rộng. Tuy tốc độ tăng trưởng của ngân hàng ngày càng cao nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng gặp phải những khó khăn và có những mặt hạn chế cần được khắc phục, vì vậy trong quá trình hoạt động, ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, tìm hiểu nắm bắt tâm lý của khách hàng tạo thêm nhiều sản phẩm phù hợp với từng đối tượng, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn không chỉ chú trọng đối tượng khách hàng là các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, mà cần chú trọng cả khách hàng tư nhân, hộ cá thể, để có thể thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ đó nâng cao doanh số cho vay nhằm tăng lợi nhuận thuần cho ngân hàng.

Để đạt được điều đó ngân hàng cần có những biện pháp tích cực và những bước đi phù hợp với nhu cầu thị, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến gửi tiền. Qua phân tích và đánh giá tình hình huy động vốn tại chi nhánh cho thấy tốc độ huy động vốn của chi nhánh qua các thời kỳ so sánh đều tăng, có được kết quả trên là do ngân hàng đã đưa ra thị trường những sản phẩm đúng đắn, phù hợp với tâm lý người dân địa phương. Bên cạnh đó ngân hàng luôn đổi mới phong cách giao dịch của mình, vận dụng năng động công cụ lãi suất, thường xuyên chăm sóc khách hàng,… những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng chủ động hơn trong việc huy động vốn gia tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hang trong khu vực. Mặc dù nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng nhưng chưa được khai thác triệt để, đôi khi còn cần sự hỗ trợ vốn từ Hội sở. Vì thế ngân hàng nên quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác huy động vốn tại địa phương góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng ngày càng dồi dào và đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn trong địa bàn.

Phụ lục:

Bảng Biểu lãi suất tiền gửi thông thường của ngân hàng SCB

Mức lãi suất (% tháng) Loại tiền gửi

Lĩnh lãi cuối kỳ Lĩnh lãi hàng năm Lĩnh lãi hàng 6 tháng Lĩnh lãi hàng quý Lĩnh lãi hàng tháng Lĩnh lãi trước Không kỳ hạn 0.300 Có kỳ hạn 3 ngày 0.400 4 ngày 0.450 5 ngày 0.500 6 ngày 0.550 1 tuần 0.875 - - - - - 2 tuần 0.875 - - - - - 3 tuần 0.875 - - - - - 1 tháng 0.875 - - - 0.875 0.820 2 tháng 0.875 - - - 0.875 0.821 3 tháng 0.875 - - 0.875 0.875 0.822 4 tháng 0.875 - - - 0.875 0.823 5 tháng 0.875 - - - 0.875 0.824 6 tháng 0.875 - 0.875 0.875 0.875 0.825 7 tháng 0.916 - - - 0.876 0.826 8 tháng 0.916 - - - 0.876 0.827 9 tháng 0.916 - - 0.876 0.876 0.828 10 tháng 0.916 - - - 0.876 0.829 11 tháng 0.916 - - - 0.876 0.830 12 tháng 0.916 0.916 0.876 0.876 0.876 0.831 13 tháng 1.050 - - - 0.877 0.832 15 tháng 1.051 - - 0.879 0.878 0.833 18 tháng 1.052 - 0.881 0.880 0.879 0.834 24 tháng 1.053 0.917 0.882 0.881 0.880 0.835 36 tháng 1.054 0.918 0.883 0.882 0.881 0.836 48 tháng 1.055 - - - - - 60 tháng 1.056 - - - - -

Bảng Biểu lãi suất “Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang” đối với phần vốn gửi đến ngày đáo hạn

Kỳ hạn

Lãi suất bằng VND Lĩnh lãi cuối kỳ

(%/tháng)

Lãi suất bằng USD Lĩnh lãi cuối kỳ (%/năm) không kỳ hạn 0.300 1.600 3 Ngày 0.380 - 4 Ngày 0.428 - 5 Ngày 0.475 - 6 Ngày 0.523 - 1 Tuần 0.831 3.825 2 Tuần 0.831 4.050 3 Tuần 0.831 4.320 1 Tháng 0.831 5.400 2 Tháng 0.831 5.400 3 Tháng 0.831 5.400 4 Tháng 0.831 5.400 5 Tháng 0.831 5.400 6 Tháng 0.831 5.400 7 Tháng 0.870 5.400 8 Tháng 0.870 5.400 9 Tháng 0.870 5.400 10 Tháng 0.870 5.400 11 Tháng 0.870 5.400 12 Tháng 0.870 5.400 13 Tháng 0.997 5.716 15 Tháng 0.998 5.717 18 Tháng 0.999 5.718 24 Tháng 1.000 5.719 36 Tháng 1.001 5.720 48 Tháng 1.002 5.720 60 Tháng 1.003 5.721

Bảng Cơ cấu nguồn vốn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu cuối năm 6 tháng 2006 % đầu năm 6 tháng 2007 % cuối năm 6 tháng 2007 % Vốn HĐ 21.791 69% 65.005 89% 104.309 30% Vốn ĐH 8722 28% 6.597 9% 243.692 69% Vốn CSH 987 3% 1.576 2% 2.235 1% Tổng nguồn vốn 31.500 100% 73.178 100% 350.236 100%

Bảng 4.10: Bảng lãi suất của tiền gửi tiết kiệm gửi itền nhận lãi ngay Kỳ hạn Lãi suất (*) 1 Tháng 0.820 % 2 Tháng 0.821 % 3 Tháng 0.822 % 4 Tháng 0.823 % 5 Tháng 0.824 % 6 Tháng 0.825 % 7 Tháng 0.826 % 8 Tháng 0.827 % 9 Tháng 0.828 % 10 Tháng 0.829 % 11 Tháng 0.830 % 12 Tháng 0.831 % 13 Tháng 0.832 % 15 Tháng 0.833 % 18 Tháng 0.834 % 24 Tháng 0.835 % 36 Tháng 0.836 %

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Minh Kiều.2006. Nghiệp vụ ngân hàng. Nhà xuất bảng thống kê

Viện khoa học ngân hàng.1996.Marketing trong ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội

Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Sài Gòn 2007 www.scb.com.vn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN – CN AN GIANG (Trang 50 -50 )

×