Kết luận chung về tình hình thị trường, khách hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express (Trang 25 - 26)

3. Tình hình cung ứng và cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia

3.1.3. Kết luận chung về tình hình thị trường, khách hàng

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có khoảng 600 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh các vấn đề liên quan tới logistics. Trong đó VIFFAS có 97 hội viên (77 chính thức và 20 hội viên liên kết). Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1.5 tỷ đồng/doanh nghiệp, như vậy, các doanh nghiệp này hầu như đều còn trẻ và quy mô loại vừa và nhỏ. 80% trong số này là các doanh nghiệp tư nhân. Chi phí cho ngành logistics của Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 15% GDP. Theo kết quả nghiên cứu của viện Numura (Nhật

Bản), dịch vụ logistics trong vận tải hàng hải của các doanh nghiệp trong nước hiện nay mới cung cấp được 25% nhu cầu.

Với quy mô vốn như thế, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc gia nhập thị trường logistics thế giới, hơn nữa, tính chuyên sâu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, phần lớn chỉ đáp ứng được một vài công đoạn đơn giản trong cả khâu cung ứng logistics. Hơn nữa, vấn đề logistics hiện nay là toàn cầu, nhiều hãng nước ngoài đã đặt chân vào đến Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hầu như đều chưa có văn phòng đại diện tại nước ngoài. Theo nhận xét của ông Nguyễn Việt Hoà, Giám đốc Công ty Cổ phần Container Việt Nam (Viconship Vietnam), ngành công nghiệp logistics của Việt Nam hiện vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, phần lớn của hệ thống logistics chưa được thực hiện ở một cách thức thống nhất, đa phần các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều nhỏ bé về địa bàn hoạt động và hạn chế về vốn cũng như về công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w